Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 00:34 (GMT+7)

10 khám phá khoa học nổi bật nhất năm 2004

1. Nước từng xuất hiện trên sao Hỏa:Hai robot tự hành của cơ quan nghiên cứu không gian NASA (Mỹ) là Spirit và Opportunity đã phát hiện bằng chứng cho thấy ở sao Hỏa có thể đã từng tồn tại sự sống cách nay hàng tỷ năm. Vào tháng 3/2004, 2 robot này đã đáp xuống bề mặt sao Hỏa rồi gửi về nhiều hình ảnh, dữ liệu cho biết bề mặt hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời này có lúc bị tràn ngập nước. Phát hiện nêu trên đánh dấu một mốc son quan trọng trong hành trình tìm kiếm sự sống ở nơi khác ngoài Trái đất.

2. Phát hiện về chủng người lùn ở Indonesia:Phát hiện của nhóm các nhà khảo cổ học Indonesia-Australia về hóa thạch người lùn Hobbit, có chiều cao tối đa chỉ 1m và có não bộ bằng cỡ 1/3 não người hiện đại. Người lùn này sống cách nay khoảng 18.000 năm trên đảo Flores (Indonesia). Khám phá này được giới chuyên môn nhận xét là "khám phá quan trọng nhất trong hơn 50 năm qua của ngành nghiên cứu nhân chủng học thế giới, có thể góp phần làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của con người như thế nào".

3. Nhân bản phôi người:Nhà nghiên cứu người Hàn Quốc Woo San Hwang và các đồng nghiệp của ông tiến hành nhân bản tạo ra một con người giống hệt một người khác bằng phương thức nhân bản gene. Đây là công trình lần đầu tiên chứng minh rằng kỹ thuật nhân bản phôi cũng có thể thực hiện trên con người không khác gì những loài động vật khác.

4. Dạng khí cực lạnh:Đó là công trình của các nhà khoa học áo và Mỹ khi họ tạo ra được một dạng mới của hơi nước ngưng tụ gọi là "khí cực lạnh" hay còn có tên là "chất đông đặc" ở trạng thái lượng tử. Khi đó, một nhóm nguyên tử sẽ hoạt động như một siêu nguyên tử đơn. Thành tựu này có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực vật lý vì người ta có thể dùng một dạng nguyên tử với cấu trúc hạt nhân mới lạ để tạo ra dạng khí cực lạnh.

5. Vai trò của các ADN "rác":ADN "rác" hay là những cặp liên kết đôi giữa các gene trong cấu trúc di truyền - không hoàn toàn vô dụng như trước nay người ta vẫn tưởng - bởi nhiều nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng các đoạn ADN giữa các gene luôn đóng vai trò quan trọng nhằm xác định đúng thời điểm và vị trí hoạt động của gene trong việc mã hóa quá trình sản xuất protéin trong cơ thể.

6. Cặp ngôi sao "ẩn":Các nhà vật lý thiên thể đã phát hiện ra một cặp ngôi sao "ẩn” khóa lấy quỹ đạo của nhau và phát ra những chùm tia phóng xạ. Mỗi "ẩn tinh" này chớp tắt với vận tốc khoảng 44 lần/giây. Bằng cách nghiên cứu các phóng xạ từ "ẩn tinh", người ta hy vọng lần đầu tiên có thể hiểu được mật độ vật chất bên trong một ngôi sao Neutron như thế nào.

7. Sự suy giảm đa dạng động thực vật trên Trái đất:Các nhà tự nhiên học cho biết các loài động vật hoang dã trên Trái đất đang phải đối mặt với nguy cơ không mấy sáng sủa vì hiện nay đang có ít nhất 30% trong tổng số 5.700 loài động vật lưỡng cư trên Trái đất đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng. Đáng chú ý nhất như các loài bướm, chim hót hay các loài thực vật bản xứ ở nước Anh.

8. Phát hiện mới nhất về nước:Nước vốn là vật chất phổ biến nhất hành tinh nhưng thực ra giới khoa học vẫn còn khá mù mờ về... nước. Nhiều nhóm nghiên cứu đã đưa ra những phát hiện mới về nước như cách thức các phân tử nước gắn kết nhau và bằng cách nào mà các electron và proton có thể phân rã trong nước. Những phát hiện này có thể định hình lại các ngành khoa học từ hóa học cho đến khí quyển học.

9. Gene trong nước:Các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều cách thức để nhận dạng gene trong nước biển hay trong các mẫu vật được lấy lên từ sâu dưới lòng đất. Hàng nghìn gene mới đã được nhận dạng. Bằng cách giải mã những gene này, người ta hy vọng nó có thể nhận dạng được những loài sinh vật mới và hiểu rõ hơn về cách thức sinh vật tồn tại được trong những môi trường khắc nghiệt nhất.

10. Chương trình dược phẩm dành cho các nước nghèo:Đây là một "cuộc cách mạng trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng", có cái tên chung tiếng Anh là "Public-private Partnerships". Nhờ sự hợp tác này giữa đông đảo tổ chức bảo vệ sức khỏe cộng đồng trên khắp thế giới đã và đang thay đổi cách thức phát triển, thử nghiệm và phân phát dược phẩm tới các nước nghèo nhất hiện nay trên hành tinh. Hiện thời, đã có ít nhất 92 "liên doanh" công-tư trên toàn thế giới đang đổ công sức tìm ra phương thức mới điều trị những chứng bệnh nguy hiểm nhất như sốt rét, lao và HIV/AIDS.

Nguồn: Theo tạp chí Science (Mỹ), www.thanhnien.com.vn 26/12/2004

Xem Thêm

Đắk Lắk: Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng
Ngày 10/5/2024, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk (Hội thành viên của Liên hiệp hội tỉnh) đã tổ chức Hội nghị khởi động Dự án Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng, cải thiện sinh kế đồng bào dân tộc thiểu số xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.