Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/02/2020 17:44 (GMT+7)

Dòng sản phẩm PIC® MCU mới với giải pháp có hiệu năng cao

Trong thiết kế hệ thống dựa trên bộ vi điều khiển (microcontroller - MCU), phần mềm thường là nút thắt/điểm gây tắc nghẽn cả về thời gian đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường và hiệu năng hệ thống. Bằng cách chuyển nhiều tác vụ xử lý từ phần mềm sang phần cứng, dòng sn phm PIC18-Q43 family thế hệ mới của Microchip Technology Inc.’s (Nasdaq: MCHP) đưa các giải pháp có hiệu năng cao hơn ra thị trường một cách nhanh chóng hơn.

Hình ảnh Chip (ảnh st)Hình ảnh Chip (ảnh st)

Tổ hợp thiết bị ngoại vi của dòng sản phẩm này mang đến cho người dùng thông tin chi tiết hơn và tính đơn giản cao hơn khi tạo ra các chức năng dựa trên phần cứng tùy biến với các công cụ phát triển dễ sử dụng.

Các thiết bị ngoại vi có thể cấu hình được kết nối một cách thông minh để cho phép chia sẻ dữ liệu, các tín hiệu đầu vào logic hoặc tín hiệu analog với độ trễ gần như bằng không mà không cần phải bổ sung thêm mã phần mềm nhằm cải thiện khả năng đáp ứng của hệ thống, rất phù hợp với nhiều ứng dụng kết nối và điều khiển thời gian thực, bao gồm cả các thiết bị gia dụng, các hệ thống an ninh bảo mật, điều khiển mô-tơ và điều khiển công nghiệp, chiếu sáng và Internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), dòng sản phẩm PIC18-Q43 giúp thu nhỏ không gian trên bo mạch, danh mục thiết bị (Bill of Materials - BoM), chi phí tổng thể và thời gian đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường.

Các thiết bị ngoại vi độc lập chính (Core Independent Peripherals - CIP) là những thiết bị ngoại vi được thiết kế với nhiều tính năng bổ sung thêm để xử lý nhiều tác vụ khác nhau mà không cần đến sự tham gia của bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU). Với các CIP như là bộ định thời (timer), đầu ra điều chế độ rộng xung (Pulse Width Modulation - PWM) được đơn giản hóa, CLC, các bộ chuyển đổi analog-số với năng lực tính toán (Analog to Digital Converter with Computation - ADCC), các cổng nối tiếp, vv..., dòng sản phẩm này được thiết kế để giúp các nhà phát triển dễ dàng tùy biến các cấu hình thiết kế cụ thể của mình. CLC cung cấp lô-gic có thể lập trình được để có thể hoạt động bên ngoài giới hạn tốc độ của việc thực thi bằng phần mềm, qua đó mang đến cho khách hàng khả năng tùy biến các tham số như tạo sóng, đo lường tín hiệu định thời, vv... Các CLC có thể là lô-gic "gắn kết" để kết nối các thiết bị ngoại vi on-chip phục vụ việc tùy biến phần cứng với mức độ dễ dàng chưa từng thấy.

 Các giao diện truyền thông độc lập với lõi xử lý của giải pháp, bao gồm cả UART, SPI và I2C, cung cấp những khối cấu thành linh hoạt, dễ sử dụng cho các nhà phát triển đang có mong muốn tạo ra một thiết bị được tùy biến, trong khi việc bổ sung thêm nhiều kênh DMA và quản lý ngắt (interrupt management) giúp tăng tốc độ kiểm soát thời gian thực bằng các vòng lặp phần mềm đã được đơn giản hóa.

Với bộ công cụ phát  triển toàn diện của Microchip, người dùng có thể nhanh chóng và dễ dàng tạo ra mã ứng dụng và tùy biến các tổ hợp CIP trong một môi trường giao diện người dùng đồ họa (graphical user interface - GUI). Ngoài ra, dòng sản phẩm này có thể hoạt động với điện áp lên tới 5V để tăng khả năng xử lý tạp âm và cho phép khách hàng kết nối với nhiều loại cảm biến khác nhau.

Sơ đồ khối (ảnh st)

“Dòng sản phẩm PIC18-Q43 cung cấp các CIP với khả năng thực hiện nhiều chức năng và thậm chí là cả các vòng lặp điều khiển được thực hiện trên phần cứng on-chip có thể tùy biến,” ông Greg Robinson, phó chủ tịch phụ trách marketing bộ phận kinh doanh bộ vi điều khiển 8-bit của Microchip phát biểu. “Với sự kết hợp các CIP linh hoạt và mức độ tích hợp analog cao, người dùng sẽ rút ngắn đáng kể thời gian phát triển và nâng cao hiệu năng hệ thống bằng cách tự động hóa các hoạt động điều khiển dạng sóng, tín hiệu định thời và đo lường cũng như là các chức năng lô-gic.”

Các công cụ phát triển

Dòng sản phẩm PIC18-Q43 được hỗ trợ bởi các môi trường IDE MPLAB® X IDE và MPLAB Xpress và MPLAB Code Configurator (MCC) của Microchip - một plug-in phần mềm miễn phí với khả năng cung cấp giao diện đồ họa để cấu hình các thiết bị ngoại vi và chức năng cụ thể của một ứng dụng. Giải pháp còn được hỗ trợ bởi PIC18F57Q43 Curiosity Nano board - một board phát triển giải pháp nhỏ gọn, có hiệu quả về mặt chi phí với các năng lực lập trình và soát lỗi. 

Sự sẵn sàng của sản phẩm

Dòng sản phảm PIC18-Q43 có nhiều lựa chọn về dung lượng bộ nhớ, cách đóng gói và mức giá để phù hợp với nhiều loại nhu cầu ứng dụng khác nhau. Tất cả mọi sản phẩm đều sẵn sàng cho sản xuất và dùng thử với số lượng lớn theo nhiều hình thức đóng gói khác nhau.

Bài:VN

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.