Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 09/04/2011 18:28 (GMT+7)

Kháng sinh có làm giảm hiệu quả thuốc ngừa thai?

Thuốc uống ngừa thai chia làm 2 loại:

- Loại chỉ có progesteron.

- Loại kết hợp cả 2 hormon estrogen-progesteron (progestin). Loại này lại chia thành nhóm 1 pha, 2 pha, 3 pha, kèo dài chu kỳ kinh nguyệt và cuối cùng là mất kinh luôn.

Đã có báo cáo và nghi vấn thuốc uống kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc uống ngừa thai:

Có báo cáo những trường hợp thuốc uống ngừa thai thất bại dù dùng kháng sinh nằm trong khoảng từ 1-3% phụ nữ có thai đang dùng thuốc ngừa thai. Tuy nhiên, có những trường hợp thất bại không được báo cáo và nhiều trường hợp đổ lỗi cho bệnh nhân không tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ (quên uống thuốc hay uống không đúng giờ…).

Ethynil estradiol viết tắt là EE, thành phần estrogen của thuốc uống ngừa thai, được hấp thu vào cơ thể khoảng 40-50% ở dạng hoạt chất nguyên thủy, tùy theo từng cá nhân dùng thuốc. Phần thuốc còn lại sẽ chuyển hóa bước đầu ở thành ruột và gan qua enzym CYP 3A4. Còn một phần liên hợp EE không hoạt động, thải trừ qua mật và được men estradiol-beta-glucuronidase của vi khuẩn phá vỡ, giải phóng EE để tái hấp thu vào ruột non qua cơ chế ruột-gan.

Progestin hấp thu rất tốt, không chuyển hóa ở thành ruột và chuyển hóa bước đầu ở gan rất yếu.

Có nhiều cơ chế tương tác giữa thuốc kháng sinh và thuốc uống ngừa thai, thí dụ như giảm hấp thu, giảm tuần hoàn gan-ruột, tăng cạnh tranh enzym gan, tăng đào thải, tiêu chảy do kháng sinh, tăng gắn kết với protein trong huyết thanh, và đẩy nhân steroid của thuốc ngừa thai ra khỏi vị trí thụ thể. Không có chứng cứ cho thấy kháng sinh tác động lên chức năng thụ thể steroid hay tác động như chất đối kháng estrogen hay progestin. Một số nghiên cứu cho rằng những dạng thuốc mới (minipill) chứa lượng estrogen rất thấp (dưới 35mcg), dễ bị tương tác với kháng sinh hơn.

Kháng sinh như ampicillin, cũng được cho rằng làm giảm lượng vi khuẩn ruột tham dự vào  thủy phân liên hợp estrogen trong ống dạ dày ruột. Nghiên cứu dược động học ở những nhóm nhỏ phụ nữ dùng thuốc viên ngừa thai cho thấy xuất huyết giữa chu kỳ và tăng nồng độ FSH (Follicle Stimulating Hormone hay hormon kích thích noãn)có thể xảy ra khi dùng ampicillin ngắn hạn. Tuy nhiên, điều này chưa chứng minh là liên quan với thay đổi nồng độ EE trong huyết tương.

Một số thuốc có thể làm giảm hiệu quả thuốc uống ngừa thai kết hợp. Thuốc tăng chuyển hóa gan có thể tăng tỉ lệ thất bại của thuốc uống ngừa thai. Kháng sinh có tính cảm ứng enzym như rifampin và griseofulvin làm giảm hiệu quả thuốc ngừa thai. Rifampin có thể làm giảm mức EE và norethindron do hoạt động cảm ứng enzym mạnh.

Phụ nữ dùng kháng sinh mà không cảm thấy khỏe dễ quên uống thuốc hay có thể dừng uống nếu bị phản ứng phụ như ói mữa và tiêu chảy, có liên quan với thuốc ngừa thai và uống thuốc ở nhiều thời điểm khác nhau hay bữa ăn có thể làm thay đổi sự tương tác này.

Hội bác sĩ sản phụ khoa Hoa Kỳ kết luận: tetracyclin, doxycyclin, ampicillin, metronidazol, fluconazol và fluoroquinolon không tác động lên mức steroid của thuốc viên ngừa thai kết hợp. Xem lại y văn cho thấy việc dùng thêm phương tiện ngừa thai khác không cần thiết, ngoại trừ với rifampin dùng chung với thuốc viên ngừa thai. Đang uống thuốc ngừa thai mà có bệnh phải dùng griseofulvin thì nên dùng thêm biện pháp ngừa thai khác, như bao cao su chẳng hạn. Do hậu quả thụ thai ngoài ý muốn, nhiều người khuyên nên thận trọng hơn khi có dùng các kháng sinh để tránh cho phụ nữ khỏi nguy cơ thất bại khi ngừa thai.

Nguy cơ tương tác với kháng sinh liều thấp dùng lâu ngày (thí dụ kháng sinh trị mụn) chưa được biết rõ nhưng có nhiều trường hợp xảy ra trong những tuần lễ đầu tiên điều trị kháng sinh hay cho đến khi vi khuẩn ruột trở nên đề kháng kháng sinh. Với những người dùng kháng sinh lâu ngày, nên dùng phương pháp ngừa thai khác hợp lý.

Những phương pháp ngừa thai thay thế phải được khuyên dùng cho phụ nữ dễ thất bại với thuốc uống ngừa thai. Phụ nữ cũng cần được tư vấn không nên ngưng thuốc uống ngừa thai trong khi đang uống kháng sinh. Dùng phương pháp ngừa thai thay thế được khuyên thực hiện nếu bị tiêu chảy hay xuất huyết  giữa chu kỳ ở phụ nữ uống thuốc ngừa thai cùng với kháng sinh (ngay cả xuất huyết nửa chừng hiện nay được xem là báo động lầm giảm hiệu quả thuốc ngừa thai).

Những người dùng kháng sinh ngắn hạn, cũng nên dùng thêm phương pháp ngừa thai không phải hormon (từ khi bắt đầu dùng cho đến khi hết hiệu trình kháng sinh, và kéo dài thêm 7 ngày sau khi hoàn tất điều trị kháng sinh).

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.