Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 11/02/2006 16:30 (GMT+7)

Hồ Hưng Dật - nguyên tổ họ Hồ Việt Nam

Hồ Hưng Dật, nguyên tổ họ Hồ Việt Nam, theo Đại Việt sử ký toàn thư, cũng như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim: người Chiết Giang, đỗ Trạng Nguyên thời Hậu Hán (947 - 951) nằm trong thời Ngũ đại (906 - 960), là giai đoạn tan rã lần thứ hai của chế độ quân chủ Trung Quốc. Hậu Hán chỉ kéo dài 4 năm với hai đời vua là Hậu Hán đế Lưu Trí Viễn và Hán Ẩn đế Lưu Thừa Hữu (theo gia phả do tiến sĩ hồ Sĩ Dương biên soạn). Chính sách của Hậu Hán rất tàn bạo: triều đình ban lệnh kẻ nào lén giữ một tấc da bò, không nôp hết cho triều đình thì bị xử tử. Vì vậy dân chúng trốn thuế và lánh đi. Hồ Hưng Dật đã nam tiến ngay sau khi đỗ Trạng nguyên, sang Giao Châu, chính sau cuộc cướp quyền của Dương Tam Kha (945 - 950) và đối đầu với cuộc nổi loạn Thập nhị sứ quân (945 - 967). Ông tìm nơi lánh nạn và kiếm kế sinh sống tại hương Bào Đột (xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).

Đến Hoan Châu, ông quen với Đinh Công Trứ, thân sinh Đinh Bộ Lĩnh. Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy quân dẹp các sứ quân, có đến gặp ông, thăm dò xem ông có tham gia dấy quân không. Ông có góp ý với Đinh Bộ Lĩnh về kế hoạch dẹp loạn sứ quân. Còn việc tham gia dấy binh thì ông thổ lộ với Đinh Bộ Lĩnh là mới lưu lạc đến đây, chỉ xin “vạn đại vi dân” (theo Hồ tộc phả ký của Hồ Sĩ Phôi). Thế là sau một cuộc Nam tiến từ đất Chiết Giang xưa là Ngô Việt nằm trong địa bàn Bách Việt, để tránh Hán hoá, ông đã đến xứ sở Lạc Việt, hoà nhập với cộng đồng. Sách cũ còn ghi triết lý “phúc bất năng hưởng tận” của ông để con cháu đời đời chia sẻ với cộng đồng niềm vui, hạnh phúc. Hơn một nghìn năm từ khi nguyên tổ Hồ Hưng Dật định vị ở Giao Châu, con cháu họ Hồ (đến nay hơn 40 đời) đã tiếp thu giáo huấn của nguyên tổ, phấn đấu làm tròn nhiệm vụ công dân nước Việt trên tất cả các mặt văn trị, võ công, kinh bang tế thế.

Đền thờ nguyên tổ họ Hồ được các vua Hồ (Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương) xây cất ở nơi ông lập nghiệp (hương Bào Đột) vào năm Quý Mùi (1403) niên hiệu Khai Đại thứ nhất. Đây là một ngôi đền lớn với kiến trúc Trần Hồ, chẳng những là di sản văn hoá có giá trị của Nghệ An, mà của cả nước. Do không thấy hết giá trị của đền nên đền không được bảo vệ. Ngày nay, con cháu họ Hồ - cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương - đang có kế hoạch tái tạo lại một phần để tưởng niệm nguyên tổ Hồ Hưng Dật - vị tổ đã sản sinh nhiều nhân vật kiệt xuất cho đất nước suốt trường kì lịch sử từ thế kỷ thứ X cho đến nay.

Sự hiểu biết về nguyên tổ họ Hồ Việt Nam chưa nhiều, nhưng những nét cơ bản đã được Quốc sử khẳng định. Đó là điều sở đắc và niềm vui của con cháu họ Hồ.

Gần đây trong bài “Nhớ Nguyễn Xuân Phầu” ông Ngô Đức Tiến (Báo Nghệ An số 2493 ngày 5/3/2000) đã viết: “Khi Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật được cử sang làm Thái thú ở Châu Diễn năm 627, đã chọn Khe Sừng Quỳ Lăng làm châu trị của châu Diễn là có làng Quì Lăng…”. Chúng tôi không rõ ông Tiến đã dựa vào sử liệu nào mà viết như thế. Năm 627 là thuộc đời Đường Thái Tông Lý Thế Dân (626 - 649). Trong khi đó, quốc sử ghi Hồ Hưng Dật sang Giao Châu thời Hậu Hán - Ngũ Đại (947 - 951). Chả nhẽ ông sang Việt Nam trước khi ông ra đời khoảng 300 năm! Theo Vân Đài loại ngữ thì thế kỷ thứ 7, thứ 8, Quỳ Lăng là trị sở châu Diễn, qua nhiều triều, trị sở châu Diễn lúc ở Quì Lăng, lúc ở Đường Khê, lúc ở Thành Trài, lúc ở Diễn Thành. Giữa thế kỷ thứ X, Hồ Hưng Dật mới sang Giao Châu khi mà Ngô Quyền đã dành độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc. Chả nhẽ bấy giờ ông lại làm Thái thú đô hộ châu Diễn ư?

Có người còn bào Đình Sừng là nơi ở, nơi làm việc của Hồ Hưng Dật và đề nghị xem đó là đền thờ nguyên tổ họ Hồ. Thật ra, tại đây còn có dòng chữ ghi rõ: “Tân Phúc đình, Quì Lăng xã, lý tác Hoàng triều Duy Tân” (đình Tân Phúc, xã Quì Lăng làm vào đời vua Duy Tân). Chúng tôi nghĩ rằng nếu có cứ liệu ghi rõ trên bước đường tìm nơi cư trú lập nghiệp, có thời gian Hồ Hưng Dật cư trú tại Quì Lăng thì con cháu đặt hương án tưởng niệm cụ tại đó là việc làm bình thường (cũng như sau này đối với tổ Hồ Hồng, ngoài nhà thờ ở Quỳnh Đôi, còn có nhà thờ ông ở Huế, ở Đà Nẵng - Quảng Nam). Còn nhà thờ chính của nguyên tổ họ Hồ Việt Nam - Hồ Hưng Dật là ở hương Bào Đột xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

Nguồn: Xưa và Nay, số 81, tháng 11/2000

Xem Thêm

Đắk Lắk: Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng
Ngày 10/5/2024, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk (Hội thành viên của Liên hiệp hội tỉnh) đã tổ chức Hội nghị khởi động Dự án Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng, cải thiện sinh kế đồng bào dân tộc thiểu số xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.