Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/03/2007 22:22 (GMT+7)

Ý kiến từ cơ sở: 14 giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các liên hiệp hội địa phương

Giải pháp 1. Sửa đổi cơ chế chính sách

Liên hiệp hội Việt Nam đã tham mưu, tư vấn cho Đảng và Chính phủ ra nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động của hệ thống Liên hiệp hội. Tuy nhiên, cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy, trong đó phải thể hiện rõ: Liên hiệp hội là một tổ chức chính trị - xã hội; Liên hiệp hội có tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, các liên hiệp hội tỉnh/thành cũng là những tổ chức chính trị - xã hội.

Hiện nay các liên hiệp hội địa phương đang bị ràng buộc bởi Nghị định 88/2003, Nghị định này không xác định Liên hiệp hội địa phương là một tổ chức chính trị - xã hội. Nếu Liên hiệp hội địa phương được đưa ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, tức được công nhận là một tổ chức chính trị - xã hội, thì sẽ được ưu đãi về biên chế và tài chính. Điều này sẽ tạo đà cho các liên hiệp hội địa phương phát triển.   

Giải pháp 2. Thành lập Đảng - Đoàn

Liên hiệp hội địa phương là một tổ chức chính trị - xã hội nhưng không có (hoặc không được có) tổ chức tổ chức cơ sở Đảng riêng biệt, đảng viên phải sinh hoạt ghép với chi bộ các sở KH & CN. Vấn đề này đã gián tiếp làm hạn chế sự phát triển của Liên hiệp hội địa phương.

Đảng - Đoàn của Liên hiệp hội địa phương cần được thành lập và lãnh đạo sát hơn, tiếp thu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng kịp thời hơn, từ đó có thể xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và phong phú hơn, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đội ngũ trí thức được tốt hơn.

Giải pháp 3. Bổ sung biên chế

Biên chế của các liên hiệp hội địa phương rất thiếu, trung bình có từ 2 - 4 người, thậm chí có Liên hiệp hội không được giao chỉ tiêu biên chế (!). Điều này chắc chắn đã trực tiếp làm giảm hiệu quả hoạt động của các liên hiệp hội địa phương. Nếu UBND các tỉnh/thành mạnh dạn giao số lượng biên chế đủ lớn cho các liên hiệp hội địa phương, thì hoạt động của các liên hiệp hội sẽ ngày càng được đẩy mạnh.

Giải pháp 4. Đào tạo nguồn nhân lực

Đa số cán bộ hoạt động tại các liên hiệp hội chưa có kinh nghiệp trong hoạt động hội, vì do chuyển từ cơ quan, đơn vị khác sang hoặc là cán bộ trẻ, mới ra trường. Việc đào tạo hoặc đào tạo lại các cán bộ, chuyên viên của các liên hiệp hội địa phương là rất hữu ích. Các liên hiệp hội địa phương cần phải phối hợp với Liên hiệp hội Việt Nam mở các khóa tập huấn nhằm năng cao năng lực cho cán bộ.

Giải pháp 5. Nâng cấp trụ sở và phương tiện làm việc

Các liên hiệp hội địa phương thường có trụ sở rất nhỏ, hẹp hoặc không có trụ sở riêng, phải sử dụng chung (đúng hơn là dùng nhờ) văn phòng với các sở KH & CN. Mặt khác, phương tiện làm việc của Liên hiệp hội địa phương cũng rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu công việc.

UBND các tỉnh/thành cần trang bị phương tiện làm việc nhiều hơn cho các liên hiệp hội, đồng thời xem xét việc xây dựng trụ sở. Có thể xây dựng một trụ sở để Liên hiệp hội và các hội thành viên sử dụng chung, việc này vừa tiết kiệm chi phí vừa thuận tiện cho công tác quản lý, đồng thời giám tiếp đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp hội.

Giải pháp 6. Liên kết các liên hiệp hội theo vùng

Các địa phương khác nhau có đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa khác nhau, nhưng xét trên cùng một vùng, miền thì có nhiều nét tương đồng. Với quan điểm như vậy, Liên hiệp hội Việt Nam đã thành lập Ban công tác phía Nam để liên kết, đẩy mạnh hoạt động của các liên hiệp hội phía Nam.

Việc thành lập Ban Công tác phía Nam là cần thiết nhưng chưa đủ, vì đặc điểm của khu vực Tây Nguyên, của vùng duyên hải miền Trung, của miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ là rất khác nhau, mặc dù cùng ở khu vực phía Nam. Chúng ta cần liên kết các liên hiệp hội theo nhóm nhỏ hơn theo vùng, như vậy sẽ phát huy tốt hơn mặt mạnh của các liên hiệp hội địa phương.

Giải pháp 7. Hợp tác quốc tế

Một số liên hiệp hội địa phương đã chủ động trong các hoạt động hợp tác quốc tế, tuy nhiên, quy mô hợp tác còn hạn chế, mỗi liên hiệp hội chỉ hợp tác được với một hoặc hai tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Mặc dù, theo nhận định của Ban Hợp tác quốc tế của Liên hiệp hội Việt Nam, tiềm năng của việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là rất lớn. Các tổ chức này rất quan tâm đến việc hợp tác với các liên hiệp hội địa phương, vì họ xác định: ở Việt Nam , Liên hiệp hội là tổ chức phi chính phủ.

Các liên hiệp hội địa phương khi mở rộng hợp tác quốc tế, ngoài việc được nhiệm vụ của địa phương, nâng cao vị thế của mình, sẽ cải thiện được tình hình tài chính, nâng cao thu nhập cho cán bộ, nâng cấp được hệ thống trang thiết bị văn phòng, tạo tiền đề tốt để phát triển.

Giải pháp 8. Xuất bản ấn phẩm riêng

Liên hiệp hội Việt Nam có hơn 150 tạp chí, báo, bản tin, trong có có hơn 30 tạp chí khoa học được tính điểm công trình chức danh Giáo sư và Phó Giáo Sư. Tuy nhiên, hiện có rất ít liên hiệp hội có ấn phẩm riêng. Điều này làm hạn chế khả năng tuyên truyền về tổ chức cũng như về các hoạt động của Liên hiệp hội.

Để đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp hội địa phương, công tác tuyên truyền cần được xem trọng. Mỗi Liên hiệp hội nên có ấn phẩm riêng của mình, vừa để phổ biến kiến thức KHKT cho nhân dân địa phương, vừa để tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp hội. Khi chưa có kinh nghiệm làm ấn phẩm, các liên hiệp hội có thể phối kết hợp với sở KH & CN địa phương để cùng làm.

Giải pháp 9. Cơ cấu cán bộ chủ chốt hợp lý

Có hai xu hướng bố trí cán bộ chủ chốt hiện nay: một là, bố trí các đồng chí nguyên là lãnh đạo cấp cao của địa phương đã nghỉ hưu (như ở Daklak, Kon Tum); hai là, sử dụng các cán bộ trẻ (như ở Thừa Thiên - Huế, Phú Yên). Cả hai cách bố trí cán bộ này đều có những ưu điểm rõ rệt: Các đồng chí lão thành có kinh nghiệm và uy tín; các cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, được đào tạo có bài bản, làm việc khoa học. Tuy nhiên, người già thường thiếu sức khỏe, còn người trẻ lại thiếu kinh nghiệm. Tốt nhất nên bố trí người có uy tín cao làm chủ tịch, tổng thư ký; còn các chức danh khác nên mạnh dạn bố trí cán bộ trẻ. Cách bố trí cán bộ như ở Liên hiệp hội Việt Nam hiện nay là tương đối hợp lý, các liên hiệp hội địa phương nên tham khảo, áp dụng.

Giải pháp 10. Tăng cường các hoạt động hành chính công

Đến năm 2010, khi các tổ chức KH & CN phải thực hiện Nghị định 115/2005, các liên hiệp hội sẽ không thể chỉ sống bằng “bầu sữa” ngân sách Nhà nước. Việc tự chủ về tài chính là điều các liên hiệp hội địa phương cần nghĩ đến từ lúc này. Muốn “sống” được, hay nói đúng hơn là muốn tồn tại và phát triển, các liên hiệp hội cần tăng cường các hoạt động hành chính công, trước mắt cần tổ chức tốt các hội thi sáng tạo KHKT, tiến tới xây dựng Quỹ hỗ trợ sáng tạo KHKT tại địa phương và triển khai các dịch vụ hành chính công khác.

Giải pháp 11. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học

Với chức năng tập hợp đội ngũ trí thức, Liên hiệp hội có rất nhiều ưu thế trong việc nghiên cứu khoa học. Các liên hiệp hội có thể mạnh dạn xây dựng và triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học.

Vừa qua, Liên hiệp hội Việt Nam đã mở khá nhiều lớp tập huấn về kỹ năng viết đề xuất đề tài, dự án. Việc triển khai các lớp tập huấn này chắc chắn không ngoài mục đích đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tại các liên hiệp hội địa phương. Nếu xây dựng và triển khai được nhiều đề tài, dự án tốt, các liên hiệp hội sẽ tự hoàn thiện năng lực cho cán bộ nhân viên, đồng thời có thêm được nguồn tài chính để trang trải cho các hoạt động khác.

Giải pháp 12. Vận động hành lang

Có thể thấy rằng: một cú điện thoại, một bức thư tay, một bữa cơm thân mật có khi có hiệu quả giải quyết công việc hơn một chồng công văn của đơn vị. Ở đây chúng tôi không có chủ ý nói tới hành vi tiêu cực. Bản chất việc vận động hành lang ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu là hành động “đi cửa sau”, nhưng không phải là hành động tiêu cực. Nếu các liên hiệp hội vận động hành lang tốt sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương và sự cộng tác nhiệt tình của các cơ quan hữu quan hơn.

Giải pháp 13. Chia sẻ thông tin

Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, vì vậy việc chia sẻ thông tin là hết sức hữu ích. Liên hiệp hội Việt Nam đã mở website để cập nhật thông tin trong hệ thống Liên hiệp hội đồng thời cung cấp các địa chỉ thư điện tử miễn phí cho các liên hiệp hội địa phương. Điều này là rất tốt, nhưng chưa đủ. Nếu Liên hiệp hội Việt Nam xây dựng cổng điện tử và giao quyền chủ động cho các liên hiệp hội địa phương thu thập, xử lý và cập nhật thông tin thì việc chia sẻ thông tin sẽ tốt hơn.

Giải pháp 14. Tìm trợ giúp

Liên hiệp hội Việt Nam đang sở hữu rất nhiều chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, các liên hiệp hội địa phương hiện chưa biết cách tranh thủ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Liên hiệp hội Việt Nam, nguồn tài chính từ các ban, ngành trong tỉnh, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Nếu chúng ta khai thác tốt các nguồn “tài nguyên” này, việc đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp hội địa phương sẽ ngày một tốt hơn.

Ý kiến trao đổi về chủ đề trên xin gửi về:

Ban Thông tin – Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

53 Nguyễn Du, Hà Nội

Email: thongtin@vusta.vn

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.