Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 12/04/2007 19:53 (GMT+7)

Đưa thông tin đến nông dân: Đường còn xa

Theo kết quả điều tra về phát triển Internet tại các quốc gia trên thế giới do Quỹ Nghiên Cứu Internet GOV3 của Anh công bố ngày 17/11/2005, tại Hội nghị thượng đỉnh Xã hội thông tin toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 3 trong nhóm các quốc gia tiên phong về tốc độ phát triển về mạng lưới Internet với số người sử dụng Internet tăng hơn 27% trong 4 năm qua. Gần 10% dân số sử dụng Internet. Tuy nhiên, chỉ số tiếp cận (DAI) không cao do trình độ sử dụng thấp, ít các ứng dụng thiết thực.

Chương trình nhiều - hiệu quả thấp

Nhà nước và nhiều địa phương, nhiều tổ chức đã triển khai các chương trình ứng dụng CNTT - truyền thông (CNTT - TT) vào khu vực nông thôn. Chẳng hạn chương trình “Phổ cập tin học” do sinh viên CNTT ĐH Cần Thơ phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các địa phương thực hiện tại một số tỉnh/thành khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, kết quả của chương trình này cũng khiêm tốn như mục tiêu đề ra: Giới thiệu cho thanh niên nông thôn về máy tính và Internet.

Một chương trình khác: “Nông dân điện tử (ĐT)” tại An Giang, đặt mục tiêu ứng dụng CNTT hỗ trợ cung cấp thông tin, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cho nông dân (ND). Nhưng kết quả lại chỉ dừng lại ở mức thí điểm và phong trào! Đề án “Khuyến nông điện tử” (e-Mekong) của ĐH Cần Thơ thực hiện các khoá đào tạo khuyến nông qua mạng, ND, có thể tham gia học trực tuyến và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia những vấn đề mà họ cần tư vấn. Những đề án này vẫn đang tìm nguồn kinh phí để triển khai! Ngoài ra còn có một chương trình “Dự án quốc gia phát triển cộng đồng” - đưa Internet về nông thôn do Rổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) triển khai trong cả nước. Theo đó VNPT sẽ triển khai khoảng 9.000 diểm bưu điện văn hoá xã (ĐBĐVHX) và trên 10.000 điểm tại các vùng nông thôn miền núi có Internet. Còn nhiều chương trình khác như: Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin nông thôn do Bộ NN - PTNT chủ trì; các dự án lớn nhỏ do các tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu trong ngành nông lâm nghiệp triển khai...

Đánh giá hiệu quả các chương trình, ông Nguyễn Hồng Vân, Chủ tịch Hội Tin học Cần Thơ, cho rằng: “Hầu hết các chương trình đều có tác động tích cực. Về lý thuyết chúng có thể bổ khuyết cho nhau, tuy nhiên do triển khai rời rạc, thiếu phối hợp đồng bộ nên còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả thiết thực như mong muốn”. Theo ông Vân, kết quả này là do những nguyên nhân như ND chưa chuyển đổi được thói quen thông tin liên lạc từ thư, điện tín, bưu phẩm và điện thoại sang dùng Internet; nguồn thông tin khuyến nông trên mạng chưa được chọn lọc, biên tập phù hợp với trình độ ND và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...

Chưa gần gũi với nông dân

Hiện nay phần lớn ND tiếp cận kiến thức, thông tin về nuôi trồng qua sách, báo, đài. Tuy nhiên với những kênh thông tin này, thời gian hồi âm thắc mắc của ND rất lâu. Ông Vũ Văn Luận, ND xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư (Thái Bình) cho biết: “ND biết ít về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tài liệu, sách báo có hướng dẫn nhưng ND chúng tôi học thấp, kiến thức không đồng đều nên tiếp thu chậm lắm. Mỗi năm lại nhiều loại sâu, dịch bệnh khác nhau..., ND chẳng biết hỏi ai. Chẳng lẽ lúc nào cũng đến hỏi Sở NN&PTNT”.

Chuyển thông tin qua Internet là cách làm nhanh, thuận tiện cho việc trao đổi hai chiều, giải đáp thắc mắc cho ND. Tuy nhiên dù Internet đã đến gần ND qua hơn 2.000 điểm Bưu Điện Văn Hoá Xã (BĐVHX) nhưng vẫn chưa song hành cùng chất lượng và hiệu quả. Ông phạm Văn Được, giám đốc Sở BCVT Yên Bái cho biết, phần lớn nhân viên ở các điểm BĐVHX là con em cán bộ xã, thiếu kỹ năng tin học cơ bản để hướng dẫn ND; họ chỉ trông coi được việc gọi điện, thu tiền và phát tem, báo...

Qua tiếp xúc, nhiều ND cho biết sẵn sàng bỏ tiền tìm kiếm thông tin khuyến nông (doanh thu từ dịch vụ Internet hiện chiếm 14,1% tổng doanh thu từ các dịch vụ của các điểm BĐVHX). Nhưng ND cần thông tin thiết thực; được cập nhật, hướng dẫn chi tiết; có thể ứng dụng được ngay và nếu vướng mắc phải có nơi giải đáp. Trong khi cách tổ chức các trang web hiện nay mang nặng tính chủ quan của cơ quan chủ quản, chưa thực sự hiểu người ND cần gì. Một số trang số hoá nội dung của sách, báo hướng dẫn nuôi trồng mà không cập nhật thông tin.

Bà Trần Mai Phương, quản trị trang www.vietlinh.com.vn,cho biết , thông tin hướng dẫn kỹ thuật chỉ mang tính đại chúng và tham khảo để khi chưa nuôi thì biết cách nuôi hoặc mới nuôi thì tham khảo thêm. Còn nuôi trồng thực tế lại cần kinh nghiệm. Vì vậy, cần có diễn đàn trên mạng để bà con trao đổi.

“Sách hướng dẫn khuyến nông - ngư tuy nhiều nhưng phần lớn viết bằng ngôn ngữ khoa học, không sát với thực tế. Chẳng hạn có sách hướng dẫn ND lập biểu đồ khi nuôi tôm... vượt quá khả năng ND. Hay có những khái niệm mới nghe qua tưởng ai cũng biết như cày lật đất, cuốc... nhưng cày sâu bao nhiêu, lật lên bao nhiêu, phơi nắng bao lâu... thì không có trong khi người ND rất cần được hướng dẫn tỉ mỉ”, bà Phương nói.

Bà Hoàng Diệu Tuyết, phó chủ tịch thường trực Hội ND Việt Nam , góp y: Cần phân tầng thông tin cho nhiều ngành nghề, trình độ. Chẳng hạn những ND khá giả muốn biết về các nguồn vốn ngân hàng, đối tác, công nghệ mới, mở rộng sản xuất, xuất khẩu. Trong khi ND nghèo lại cần kinh nghiệm nuôi, trồng thực tế, cụ thể, tỷ mỷ, gàn gũi và đơn giản”.

Hiện nay, thông tin trên Internet mới chỉ dừng ở mức độ sốhoá thông tin khuyến nông mà chưa tận dụng hết ưu thế của công nghệ Internet. Các nhà khoa học không biết ND vướng ở đâu, còn ND vướng mắc lại chẳng biết hỏi ai. GS. Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng ĐH AN Giang, chia sẻ: “ND mình không có thời gian học. Chỉ có thể dạy họ kiến thức, kỹ năng cao nhất gắn với điều kiện sinh sống của họ. Muốn vậy, nhà khoa học và đội ngũ người thực hiện - gồm những người quản trị trang web và cán bộ điểm BĐVHX - cần “bắt tay” chặt chẽ trong việc hướng dẫn ND”.

Đáng tiếc tất cả chỉ là gợi ý!

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.