Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/05/2012 21:51 (GMT+7)

Cần thêm nhiều nghiên cứu về Biển Đông

Vào khoảng năm 2007-2008, với sự tài trợ Tập đoàn dầu khí Total, Pháp đã mời nhà khoa học một số nước Đông Nam Á, Đức, Trung Quốc... để thành lập một nhóm nghiên cứu trong 5 năm. Nhóm này chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên khoáng sản của Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam đã từ chối tham gia với lý do báo quá gấp không kịp chuẩn bị cử người. Cuộc khảo sát vẫn được tiến hành như bình thường nhưng không có một nhà khoa học Việt Nam nào tham gia. Các thông tin, dữ liệu sau đó cũng được công bố tại một hội thảo quốc tế nhưng Việt Nam không được nhắc nhở gì đến.

Một cách thể hiện tiếng nói

Thuật lại câu chuyện trên, TS Phùng Văn Phách, Viện trưởng Viện Địa chất & Địa vật lý biển, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, đây chỉ là một ví dụ nhỏ để minh chứng cho việc dè dặt thì vô tình tự đẩy mình vào hoàn cảnh đã thiếu thông tin lại càng thiếu hơn khi không có nhiều điều kiện để kháo sát, nghiên cứu. ”Nếu Việt Nam không mạnh dạn tham gia vào các diễn đàn quốc tế nghiên cứu về biển Đông thì sẽ tự mình loại mình khỏi cuộc chơi”, TS Phách nói.

Ths Nguyễn Trung Thành, Viện Địa chất-Địa vật lý biển đưa thêm một ví dụ khi các nhà khoa học Việt Nam làm atlas về Biển Đông, có rất nhiều bản đồ chuyên đề cần đến bản đồ độ sâu làm nền (bathymetry map). Các số liệu thường lấy bản đồ miễn phí của GEBCO (General Bathymetric Chart of the Oceans) để dùng. Nguồn số liệu của GEBCO dùng để làm bản đồ độ sâu đáy biển là nguồn đóng góp của các quốc gia xung quanh Biển Đông. Tất cả đều đóng góp, chỉ duy nhất Việt Nam thì không.

Theo Ths Thành, vấn đề khoa học mang tính cộng đồng thì ta nên tham gia và chia sẻ tài liệu ở mức độ nhất định. Điều này chỉ có lợi cho đất nước.

Cần tạo điều kiện

Nói về hợp tác tham gia các chuyến khảo sát, các chương trình quốc tế tại Biển Đông kể cả song phương hay đa phương, nếu có cơ hội sẽ có nhiều nhà khoa học muốn được tham gia. Tuy nhiên, Ths Thành cho biết, bản thân ông đã từng tham gia hai chuyến khảo sát hợp tác quốc tế trên biển trên tàu nghiên cứu của Cộng hòa Liên bang Đức. “Khi tham gia mới biết, việc làm thủ tục ở Việt Nam khá phức tạp và mất nhiều công sức...”, Ths Thành chia sẻ.

Không chỉ có như vậy, ngay cả chuyện ngành dầu khí hiện đang có trong tay rất nhiều tài liệu địa chất trên các khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng ít có cơ hội được công bố nhằm góp phần xác định chủ quyền Việt Nam. TSKH Phan Trung Điền, chuyên gia địa chất dầu khí, nguyên phó Viện trưởng Viện Dầu khí, hiện là hội viên Hội Dầu khí Việt Nam cho biết, với nhiều lý do, các nhà khoa học Việt Nam ít có cơ hội tham gia các hoạt động khoa học quốc tế, nhất là về biển đảo. Trong khi đó, tài liệu về phân tích các băng địa chấn trong hợp tác ba bên Việt Nam-Philippines-Trung Quốc (2007-2008) ngay lập tức đã được giới khoa học Trung Quốc đăng tải ở các tạp chí và hội nghị khoa học quốc tế.

Theo TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu được Nhà nước tạo điều kiện, các nhà khoa học vừa có dịp học hỏi thêm, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, kỹ năng và cách tổ chức nghiên cứu trên biển, đồng thời đây cũng là một cách để bạn bè thế giới biết được, Việt Nam có đủ lực lượng tham gia nghiên cứu mọi mặt trên biển.

Còn TS Phách bày tỏ mong muốn các nhà làm luật, các bộ ngành có chức năng ra quyết định cần phối hợp, mạnh dạn, chủ động hơn nữa,  dám chịu trách nhiệm trước Đất nước để các nhà khoa học được tham gia vào các chuyến khảo sát, các diễn đàn quốc tế về nghiên cứu Biển Đông. Không nên làm theo kiểu “người nhà đóng cửa bảo nhau” để rồi không biết bên ngoài bạn bè quốc tế đang làm những gì.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).