Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 22:13 (GMT+7)

Yuan T. L ee

Sau khi nhận bằng Tiến sĩ của trường Đại học Califocnia ở Berkerley, Yuan Tseh Lee bắt đầu tiến hành các thí nghiệm tán xạ phản ứng trong các phản ứng phân tử ion. Hai năm sau, Lee đến trường Harvardnghiên cứu thực hiện thí nghiệm về chùm phân tử ngoài sự lão hoá kiềm.

Là PGS trường Đại học tổng hợp Chicago, Lee đã biến phòng thí nghiệm của mình thành trung tâm nghiên cứu chùm phân tử ở Bắc Mỹ. Sau đó, khi ở Berkerly, Lee đã mở rộng nghiên cứu về động lực học phảnứng, nghiên cứu các quy trình quang hoá cơ bản và nghiên cứu phổ của các chùm phân tử và chùm ion.
Lee đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu, trong đó có Giải Nobel Hoá học năm 1986 (cùng với Dudly R.Herschbach, người Mỹ và John C.Polanyi, người Canada) cho những đóng góp liên quan đến độnglực hoá các quá trình hoá học cơ bản, Huân chương Khoa học Quốc gia của Mỹ và Huân chương Faraday của Hội Hoá học Hoàng gia Anh.

Lee cũng được nhận Giải thưởng Ernest O. Lawrence của Bộ Năng lượng Mỹ (1981), Giải thưởng Harrison Howe (1983), Giải thưởng Peter Debye về Lý hoá của Hội Hoá học Mỹ (1983). Lee nhận được danh hiệuTiến sĩ danh dự của 19 trường đại học trên toàn thế giới. Lee là một trong bốn người được giải Nobel đã thành lập ra Quỹ Wu Chien-Shiung. Lee là ủy viên Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ (từ1975), Hội Vật lý Mỹ (1976), Hội Guggenheim (1977), thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (1979).

Nghiên cứu chùm phân tử của động lực học phản ứng hoá học

Mỗi một sự chuyển hoá hoá học vĩ mô, dù đó là sự suy giảm ozon của khí quyển hoặc là sự cháy của một ngọn nến, đều gồm hàng triệu sự kiện hoá học vi mô liên quan đến sự va chạm giữa các phân tử. Từlâu nay, các nhà khoa học đã từng mơ ước quan sát bằng mắt thường và hiểu được chi tiết sự va đập của phân tử chuyển hoá các phân tử phản ứng thành các phân tử sản phẩm. Những tiến bộ gần đây của cácphương pháp thí nghiệm đã tạo điều kiện để "quan sát được" các chi tiết chính xác của diễn biến các phản ứng hoá học.

Việc hai phân tử phản ứng có thể chuyển hoá thành các phân tử sản phẩm trong quá trình va chạm được hay không không chỉ phụ thuộc vào sự định hướng của phân tử khi chúng tiếp cận nhau mà còn phụthuộc vào mức năng lượng của phân tử phản ứng. Các phân tử phản ứng phải có đủ năng lượng để vượt rào cản năng lượng tiềm năng trên con đường đi tới tạo thành sản phẩm. Tuy nhiên, khi một phân tửđược cấp năng lượng, có nhiều phương thức khác nhau để có thể tích lũy được năng lượng cần thiết này. Việc năng lượng ở dạng tịnh tiến, quay, dao động hoặc mức độ tự do của các electron sẽ có nhữngtác động khác nhau đến thúc đẩy phản ứng hoá học. Thông thường, các phản ứng diễn ra theo các cơ chế khác nhau. Với sự tiến bộ của kỹ thuật la de, hiện nay người ta đã có thể cung cấp năng lượng chocác nguyên tử và phân tử một cách rất hiệu quả thông qua quá trình kích thích bằng lade. Người ta cũng có thể điều khiển vạch tuyến quỹ đạo nguyên tử kích thích bởi electron bằng cách sử dụng ladephân cực.

Nghiên cứu về lĩnh vực hấp dẫn của động lực học phản ứng hoá học sử dụng chùm phân tử và kỹ thuật lade và vận dụng nghiên cứu để hiểu rõ hiện tượng vi mô có tầm quan trọng này.

Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị Hoá học Á - Âu lần thứ 8 từ 21-24/10/2003 tại Hà Nội

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới