Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/03/2005 21:49 (GMT+7)

Xe điện của Phương

Họ càng sửng sốt hơn khi thấy cậu gấp đôi chiếc xe để dựng vào tường. Cậu là Châu Văn Phương (sinh viên vừa bảo vệ luận văn tốt nghiệp ngành tạo dáng công nghiệp, Khoa Mỹ thuật công nghiệp ĐH Dân lậpHồng Bàng) và chiếc xe đạp do cậu nghiên cứu chế tạo với số tiền dành dụm gần 5 triệu đồng từ công việc làm thêm.

Xe điện mới, lạ: 1 phuộc và có thể gấp đôi

Chiếc xe nhỏ gọn, dài 1,2 m, cao 1,1 m, nặng 21 kg nhưng chở được người gần 100 kg. Xe chế tạo khá đặc biệt với chỉ 1 gắp (phuộc)/bánh xe (so với loại xe điện hiện có phải cần 2 gắp/bánh xe). Mộtbình điện 24V bọc vỏ an toàn được đặt dưới yên xe nhằm cung cấp điện cho xe hoạt động và một động cơ điện gắn ở trục bánh xe sau. Trên sườn xe được chế một con ốc vặn để gấp đôi xe lại khi cần. Xehoạt động rất đơn giản: Mở công tắc bình điện, xoay tay, tín hiệu từ bộ cảm ứng trên tay lái sẽ truyền xuống bình điện tác động đến động cơ điện xoay mô tơ làm quay bánh xe. Phương cho biết vận tốccủa xe khoảng 20 - 30 km/giờ. Thời gian nạp điện từ 4 - 5 giờ và xe có thể chạy được trong khoảng thời gian gần 3 giờ.

Thế nhưng, chế tạo được chiếc xe này Phương đã làm việc không ngừng suốt 3 tháng liên tục. ý tưởng chế tạo chiếc xe điện “không đụng hàng” đến khi Phương thực hiện luận văn tốt nghiệp. Thay vì chỉcần lý thuyết cho “ngon”, chứng minh mô hình xe hoạt động được là thành công. “Không hiểu sao khi bắt tay làm Phương bị cuốn hút vô xe điện nên cũng muốn làm hẳn một chiếc xe “bằng xương bằng thịt”để chạy cho thỏa thích”- Phương tâm sự.

1 xe chạy được = 4 chiếc xe chế tạo hư

Quê Sóc Trăng lên TP Hồ Chí Minh học, chi phí sinh hoạt và học hành của Phương chủ yếu nhờ vào công việc dạy thêm, xử lý ảnh kỹ thuật số ở hiệu ảnh... Cho nên gánh thêm khoản tiền nghiên cứu sẽ làkhó khăn lớn cho Phương. “Biết khó chứ, nhưng lỡ mê xe điện rồi thì chịu khó “tăng ca” vậy”- Phương nói. Từ đó, một ngày làm việc của Phương bắt đầu từ sáng sớm đến tối mịt, nhiều khi đến tận 2 giờsáng. Để tiết kiệm cậu chỉ dám tìm mua những thiết bị, mạch điện, mô tơ từ hàng second-hand, lạc xon về tận dụng hoặc đến xin ở xưởng của một số thầy cô. Vậy mà, chiếc xe cũng đã ngốn của Phương gần5 triệu đồng. Khoản tốn tiền, mất thời gian nhất là đem bản vẽ, mua sắt nhờ thợ hàn gọt giũa hàn lại vì Phương không có máy khoan cắt, hàn. Sườn hàn không như ý, Phương ngồi cạnh thợ hàn nhờ chỉnhsửa lại từng chút. Mô tơ mua cũ nên nhiều lúc chế lại thì nó không chịu quay. Phương nói: “Chế được mô tơ quay thì sườn lại gãy vì tính toán lực không đúng. Tức lắm”. Lắm lúc, cậu mải mê làm mạchđiện, mô tơ đến quên ăn. Đến lúc bụng “réo” và xót không chịu được mới lót dạ bằng 1 ổ bánh mì không hoặc có khi mê quá không đi mua bánh được thì “chơi” luôn một ly nước lã to tướng.

Mất 4 “xác xe” Phương mới chế thành công chiếc xe chạy ngon lành khi kỳ hạn nộp đề tài luận văn còn đúng... 3 ngày. Vậy mà, Phương vẫn hớn hở: “Chiếc xe “độc” lắm, cảm giác khi cưỡi lên nó chạy thúvị lắm, chẳng bõ công em để dành tiền nghiên cứu nó. Hôm chạy thành công mừng ngủ không được”.

Ngày Phương đem sản phẩm lên báo cáo tốt nghiệp, thầy cô và sinh viên xem rất đông. Hội đồng chấm tốt nghiệp cũng rất hài lòng. Mong ước lớn nhất của cậu là chiếc xe được một doanh nghiệp nào đó hỗtrợ sản xuất rộng rãi. Vì theo Phương, làm xe này hàng loạt sẽ tiết kiệm được chi phí so với làm đơn chiếc nên giá chắc chắn rẻ. Đồng thời, xe lại tiện gọn và đặc biệt không gây ô nhiễm môitrường.

Nguồn: Kim Hữu, www.nld.com.vn ngày 2/7/2004

Xem Thêm

Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).