Xã hội dân sự ở Việt Nam còn chập chững
Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 4 năm 2005 đến tháng 3-2006 trong khuôn khổ của Dự án về Chỉ số xã hội dân sự quốc tế được thực hiện ở hơn 50 nước.
Theo tiến sĩ Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Viện Những vấn đề phát triển ViệtNam, mục tiêu quan trọng nhất của báo cáo là "giúp cho người dân ViệtNamhiểu biết thêm về xã hội dân sự ở ViệtNam."
Đa dạng
Theo định nghĩa của một tổ chức phi chính phủ quốc tế có tên gọi CIVICUS (Liên minh Thế giới về sự Tham gia của người dân), xã hội dân sự là “lĩnh vực vượt ra ngoài phạm vi gia đình, nhà nước và thị trường, mà ở đó người dân thành lập các hiệp hội để thúc đẩy những lợi ích chung."
Theo kết quả nghiên cứu, ViệtNamhiện có một số lượng lớn các tổ chức xã hội rất khác nhau về nguồn gốc, cơ cấu tổ chức, cơ sở pháp lý, mục đích hoạt động và cơ chế tài chính.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy quan hệ hợp tác và sự kết nối giữa các tổ chức này vẫn còn yếu.
Đồng thời, môi trường xã hội - chính trị cho sự phát triển của xã hội dân sự vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, làm hạn chế tác động nhiều mặt của họ.
Tại Việt Nam, trước năm 1986, các tổ chức xã hội chủ yếu bao gồm các tổ chức quần chúng, gắn bó mật thiết và chịu sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, và hoạt động dưới ngọn cờ Mặt trận tổ quốc.
Từ đầu thập kỷ 90, việc mở cửa xã hội cho các thành phần kinh tế khác tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội và việc phục hồi các tập quán liên quan đến sinh hoạt hàng ngày.
Một Xã hội dân sự rộng lớn hơn đã xuất hiện và nở rộ các tổ chức.
Theo báo cáo, sự đối lập giữa Nhà nước và Xã hội dân sự "không phải là đặc điểm chính của Xã hội dân sự ở Việt Nam và vì vậy, dường như không phải là tiêu chí quan trọng để xác định Xã hội dân sự."
"Những nhân tố tạo biến chuyển dường như có nhiều cực và nhiều phương thức biểu đạt ý kiến của họ, nhưng Xã hội dân sự vẫn còn yếu trong việc lĩnh hội và khái quát những nguyện vọng của mình để trình bày với nhà nước và xã hội."
Báo cáo nói vì chỉ mới tồn tại như một khái niệm về Xã hội dân sự ở Việt Nam, thậm chí chưa thành định nghĩa, nên các khuynh hướng tăng thêm các hoạt động của các nhóm và các tổ chức trong xã hội thường được gọi là các tổ chức mới chứ không phải là các hoạt động của các tổ chức xã hội.
"Xã hội dân sự có khi mang hàm ý tiêu cực và cho đến gần đây cụm từ này đôi lúc còn được xem như “nhạy cảm”, nghĩa là dấu hiệu của một vấn đề không nên bàn luận quá cởi mở."
Báo cáo nói nhà nước vẫn còn đóng vai trò chủ đạo trong việc lập những quyết sách và rằng xã hội dân sự ở ViệtNamvẫn còn những ràng buộc với nhà nước.
Tuy vậy, sau 20 năm, hiện nay ở Việt Nam, xã hội dân sự đã trải qua những biến đổi cơ bản và đã dần dần gia tăng về sức mạnh và tổ chức từ nửa đầu thập niên 90.
Nguồn: bbc.co.uk15/5/2006.