Vũ Văn Kính - người xuất bản sách chữ Nôm nhiều nhất
■ Đôi nét về tác giả
Xuất phát là người có sở thích sưu tầm sách chữ Nôm (nhất là Nôm Kiều), rồi qua Trung tâm Quốc học Sài gòn của giáo sư tiến sỹ Mai Quốc Liên mà tôi may mắn biết tác giả VVK. Tôi làm quen được tác giả này gần 10 năm rồi, nhưng quan hệ rất thân tình. Nhờ quan hệ thân tình đó, cụ đã cho tôi trên 10 đầu sách Nôm quý của cụ: Tự điểm Nôm, Tự vị Nôm, Bảng tra chữ Nôm thế kỷ 17, Bảng tra chữ Nôm sau thế kỷ 17, Bảng tra chữ Nôm Miền Nam, Truyền Kiều đối chiếu chữ Nôm - Quốc ngữ; Tìm nguyên tác truyện Kiều; Đại từ điển chữ Nôm.Cụ còn nhường cho tôi nhiều cuốn sách Nôm của tác giả nước ngoài như Tự điển chữ Nôm 1988 -của tác giả Nhật bản Yonosuke Takeuchi; hoặc cuốn Dictionnaire hisstorrique des Ideogranmess Vietnamniens -của Paul Schnende 1992; hoặc như cuốn Dictionnaire annammite francaise -của Jean Bonet 1898. Cụ còn tặng tôi cuốn sách Nôm in ở Nhà thờ Phát Diệm về Sổ tay chữ Nôm cho người công giáo trong giao dịch dân sự (mua bán nhà cửa dất đai, cưới hỏi, hiếu hỷ v.v…). Cụ đã gần tuổi 90, không biết có phải cụ ” trông giỏ bỏ thóc - trông mặt gửi vàng”không? Nhưng tôi thấy lo lắng quá, khi cụ tặng những cuốn sách Nôm vô giá này. Tuy bất an, nhưng lòng tôi tự nhủ “đây là cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ, nhưng rất âm thầm - lặng lẽ - vô danhđể giữ ngon lửa văn hóa Việt nam nghìn đời bất diệt”. Xin cụ cứ yên lòng!
Hiện nay tác giả VVK cư trú tại 205/39/49 Trần Văn Đang, quận Ba, thành phố Hồ Chí Minh, Điện thoại: 08.8840262. Mỗi lần từ Hà nội vào Sài gòn, tôi đều thu xếp thời gian, thậm chí chỉ 5 -10 phút để đến tận nhà thăm cụ. Ngôi nhà tác giả ở, tôi đã đến nhiều lần, do Sài Gòn đánh số nhà hết sức thiếu khoa học, nên rất khó nhớ, vừa qua vợ chồng tôi đi xuyên Việt qua 50 tỉnh thành phố, tôi đưa vợ tôi đến thăm cụ bằng taxi xuất phát từ khách sạn Thắng Lợi -14 Võ Văn Tần, lái xe taxi đi loanh quanh tìm mãi không ra số nhà trên, đêm đã muộn, lái xe taxi xin lỗi vợ chồng tôi. Chúng tôi thanh toán tiền cho taxi mà lòng cứ áy náy đến tận hôm nay. Có lần cụ từ Sài Gòn về quê để khánh thành mộ Tổ họ Vũ ở Hưng yên. Cụ qua Hà Nội nghỉ ở Khách sạn Đồng Lợi (phố Lý Thường Kiệt cắt đường Lê Duẩn).Tôi nhớ hôm ấy, Hà nội rét cắt da, tôi đưa đến cho cụ quần len, áo len, mũ len và áo rét và găng tay chống lại cái lạnh sau gần 30 năm xa đất Bắc của cụ. Thời gian của cụ ở Hà Nội rất eo hẹp, những tôi vẫn thu xếp mời cụ đi thưởng thức nghệ thuật ẩm thực Hà nội tại Phố ẩm thực - Tống Duy Tân. Hôm ấy mời cụ dùng món thịt gà ác tiềm thuốc Bắc và uống rượu sâm. Chủ quán rất vinh dự được gặp khách quý gốc Bắc từ Sài gon ra, nên phục vụ rất chân tình chu đáo. Cụ đã kể về cuộc đời giông bão qua chiến tranh khốc liệt nhưng vẫn đam mê đeo đuổi chữ Nôm của cụ. Tôi kém tác giả chừng 25 tuổi, do vậy tôi coi cụ như bậc trên và thâm tâm vẫn coi cụ là thầy về chữ Nôm của mình. Nhưng cụ vẫn một mực khiêm nhường “ Tôi không dám làm thầy ông tiến sỹ“. Nhưng tôi vẫn thấm nhuầm câu dạy từ ngày đầu cha tôi dạy tôi học chữ Nôm “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.Khi tái bản lần thứ Ba cuốn Ngoa ngữ trong dân gian Việt namtại Nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội,đã từng được tặng thưởng của Ủy ban Hiệp Hội văn học nghệ thuật trung ương Việt nam (51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), tôi đã chính thức kính nhờ cụ hiệu đính phần chữ Nôm của cuốn sách. Tôi ở Hà nội còn cụ ở Sài gòn, người viết chữ cho sách của tôi lại ở Huế (Nguyễn Phúc Hải Trung), do vậy phải trao đổi với nhau nhiều lần, qua đó càng hiểu thêm vốn chữ Nôm uyên bác của cụ, tôi càng khâm phục sức lao động phi thường hàng chục năm, nhất là sau 1975 lại đây của cụ. Qua lời cụ kể tôi được biết, cụ sinh ra ở Hưng Yên trong một gia đình công giáo nhiều đời. Gia đình cụ là gia đình làm thuốc Đông Y rất có danh tiếng ở vùng đồng Bằng Bắc Bộ. Năm 1954 do thời cuộc, cụ và gia đình đã “theo Chúa“ di cư vào Nam. Cụ vẫn nối được nghề làm thuốc gia truyền, đồng thời đứng vững trên tuyến đầu trong lĩnh vực dạy và làm sách Nôm ở phía Nam. ■ Đôi nét về tác phẩm
|