Vĩnh Phúc: Phản biện dự thảo Đề án xây dựng đô thị thông minh
Ngày 18/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học Tư vấn phản biện dự thảo Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Thủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội, Chủ tịch Hội đồng tư vấn phản biện chủ trì Hội thảo.
Thực hiện Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Mỗi tỉnh, thành phố chỉ đạo, nghiên cứu, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện phát triển đô thị thông minht rên địa bàn phù hợp với quan điểm và nguyên tắc của Đề án, lồng ghéo trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng, tổ chức thẩm định, phê duyệt, bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo phân cấp và quy định pháp luật hiện hành để triển khai thực hiện kế hoạch.
Đề án Xây dựng đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được xây dựng nhằm mục tiêu xây dựng đô thị Vĩnh Phúc trở thành đô thị xanh, đáng sống, thông minh, bền vững. Tổng kinh phí thực hiện tạm tính là 1.539.362.000 đồng.
Tham gia ý kiến vào dự thảo Đề án, thành viên Hội đồng Tư vấn phản biện đều nhất trí cho rằng việc lập Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Phúc là phù hợp với chủ trương của Đảng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, nội dung cụ thể của dự thảo còn nhiều hạn chế: Còn nhầm lẫn trong việc trích dẫn văn bản; một số nội dung trình bày giống như Hội thảo, giáo trình, xa dời thực tiễn; mục tiêu của đề án còn viết chung chung, chưa thể hiện rõ nét đặc trưng riêng của Vĩnh Phúc và mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn…
Tại Hội thảo, các đại biểu đề nghị làm rõ cơ sở, căn cứ cụ thể để đề xuất các tiêu chí, tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chí đô thị và khu đô thị thông minh áp dụng cho tỉnh Vĩnh Phúc; xem xét, bổ sung nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành theo hướng đô thị thông minh của tỉnh; bổ sung dự án phát hành các phần mềm ứng dụng thông minh như xem thời gian xe buýt đến trạm, tìm đường… tích hợp các chức năng thông minh, kết nối các nguồn lực để các lĩnh vực của đô thị thông minh vận hành hiệu quả. Các đại biểu đề nghị cần làm rõ từng nguồn kinh phí cần huy động: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, nguồn xã hội hóa và các giải pháp huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước…