Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 17/10/2012 20:59 (GMT+7)

Vị giáo sư của nông dân miền Tây

Với những cống hiến không mệt mỏi cho nền nông nghiệp nước nhà, ông vinh dự đựơc nhà nước trao tặng rất nhiều danh hiệu cao quý như Anh hùng Lao động (1985), Huân chương Lao động hạng nhất (1986), Nhà giáo Nhân dân (2000), Huy chương vì giai cấp Nông dân Việt Nam (1994)…Có những chuyện bây giờ mới biết về con người kỳ lạ này

Ông tốt nghiệp loại ưu Trường Trung cấp Kỹ thuật Cao Thắng  (năm 1961). Ngày ấy ông Xuân nhận được học bổng tài trợ của chính phủ ra nước ngoài học tập. Xuất thân từ một nước nông nghiệp, nên ông không ngần ngại khi quyết định chọn trường đại học Nông nghiệp Philippin để tiếp tục nâng cao kiến thức.

Thay vì chọn học cách trồng lúa, ông lại chọn ngành công nghiệp mía đường nhưng với bản tính cần cù, ham học hỏi nên ngoài việc học về ngành công nghiệp mía đường ra, ông còn thường xuyên sang lớp bạn để học lỏm về cách trồng lúa đạt năng suất cao.

Và duyên nợ đến với cây lúa từ đây, ông không chỉ hoàn thành tốt về ngành mình học mà cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích, tìm ra các kháng khuẩn cho cây lúa.

Sau khi có được tấm bằng cử nhân rồi bằng thạc sỹ (1969), ông nhận lời của Viện lúa quốc tế IRRI đặt ngay bên cạnh trường đại học mà ông đang học với mong muốn tìm ra biện pháp tối ưu nhất cho cây lúa ở miền nhiệt đới đạt năng suất cao.

Với việc nghiên cứu chăm chỉ, đầu năm 1971 ông đã có những kiến thức cơ bản về cây lúa cao sản và xuất bản cuốn sách đầu tay “Cẩm nang sản xuất lúa cao sản”. Ông nói rằng, sống và làm việc ở một đất nước bình yên, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhưng lúc nào ông cũng canh cánh trong lòng vì miền Nam quê hương ông đang cuồn cuộn trong máu lửa.

Chính vì vậy mà khi đã có những kiến thức nhất định, ông quyết định trở về cống hiến với mảnh đất mà mình đã sinh ra và lớn lên. Tròn 10 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, ông về nước để làm giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Cần Thơ với một mức lương thấp hơn nhiều nên gặp vô vàn khó khăn.

Ấy vậy mà chưa lần nào ông hối hận, trái lại ông càng cố gắng làm việc nhiều hơn. Ông kể “Trước ngày giải phóng, lực lượng giảng viên ở các tỉnh thiếu trầm trọng nên ông phải đảm đương 5,6 môn học như: cây lúa, thổ nhưỡng đại cương, khuyến nông, anh văn….”

Một trong những kinh nghiệm quý giá mà ông tích luỹ được là phải cho sinh viên thực hành, thực nghiệm nhiều thì mới có các tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Bởi thế, thay vì chỉ thao thao bất tuyệt giảng lý thuyết trên bục giảng, ông đưa ngay sinh viên của mình ra ruộng đồng để cọ xát thực tế với bà con nông dân.

Đặc biệt, khi dịch rầy nâu phá hoại trầm trọng các vùng lúa cao sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, ông đề nghị ban giám hiệu đóng cửa trường để đưa hơn 2000 sinh viên về khắp các tỉnh chống rầy nâu cho nông dân.

Có lẽ đây là giảng viên đầu tiên của Việt Nam đã mạnh giạn đưa mô hình sinh viên xuống ruộng đồng để học tập và đặc biệt hơn nữa là tạm đóng cả ngôi trường để giúp đỡ bà con nông dân miền Tây. 

Với việc đưa giống lúa IR36 về gieo trồng ở khắp các tỉnh miền Tây, những sinh viên mà ông dạy bảo đã thực nghiệm chính xác trên ruộng đồng, dịch rầy nâu được đẩy lùi, năm đó năng suất lúa đã tăng lên 80-90%, bà con nông dân được vụ mùa bội thu.

Từ đây, ông được người miền Nam biết đến như một vị cứu tinh, một “bác sỹ” chuyên bảo vệ cây lúa cho nông dân.

Mô hình đưa sinh viên về với ruộng đồng tiếp tục được ông nhân rộng ra khi hoà bình lặp lại và được phát lên chương trình “Gia đình bác Tám” của Đài phát thanh TP.HCM vào mỗi buổi sáng.

Những đóng góp của ông cho ngành giáo dục, cho bà con nông dân cùng với các công trình nghiên cứu thiết thực khoa học về cây lúa đã giúp ông nhận được học vị Giáo sư năm 1981 và trở thành Giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam, khi đó ông mới 41 tuổi đời.

Sau ngày đất nước thống nhất, nông nghiệp được nhà nước chủ trương đưa vào làm theo tập đoàn sản xuất hoặc hợp tác xã. Thấy rằng, với hình thức này sẽ tạo ra sức ì cho một số bà con vì họ sẽ trông chờ vào người khác. Ông trăn trở và quyết định cải tổ dần dần, từ một làng một xã sẽ lan toả ra các vùng khác.

Năm 1979, ông cùng nông dân Tập đoàn sản xuất 9, ấp Lung Đen, xã Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng trồng lúa theo hình thức lén lút khoán sản phẩm. Với cách làm này, nông dân ấp Lung Đen đã được những vụ mùa bội thu, trong nhà lúa lúc nào cũng đầy bồ và bán nhiều nhất.

Đến ngày 2/9/1980, trong “Chương trình Kỹ thuật Nông nghiệp” trên Đài Truyền hình TP.HCM và Cần Thơ, ông công bố về hiệu quả khả quan về sản xuất lúa theo dạng khoán này. Thế nhưng, ban hợp tác hóa Trung ương ở Cần Thơ cho rằng ông đã làm ngược lại chỉ đạo nên không cho Đài tiếp tục phổ biến và khiển trách ông cũng như nhà đài.  

Sự kiện này suýt quật ngã ông nhưng nghĩ đến cảnh một nước nông nghiệp mà nông dân phải sống trong cảnh đói khát vì không có cơm ăn lại càng thôi thúc ông đứng dậy đấu tranh. Vì vậy, trong những năm 1980-1987 khi là Đại biểu quốc hội, ông đều có những ý kiến tranh luận về phát triển nông nghiệp bền vững cho đất nước, đặc biệt là việc khoán trồng lúa cho nông dân.

Những cố gắng không mệt mỏi của ông đã được đền đáp khi mùa thu năm 1981, các đại biểu đã tiếp nhận những thành quả của ông ở ấp Lung Đen và Trung ương Đảng đã thực hiện “khoán 100” trên toàn quốc.

Rồi đến kỳ họp quốc hội năm 1986, ông lại tiếp tục có những kiến nghị dẫn đến chính sách “Khoán 10”, đất đai được khoán ổn định lâu dài cho nông dân, họ yên tâm canh tác trên thửa ruộng của mình mà không còn canh cánh lo âu thửa ruộng lần sau của mình sẽ như thế nào nữa.

Với những chính sách này, từ một nước thiếu gạo, năm 1989, Việt Nam có thêm một bước tiến mới là “á khoa” xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới, từ đây cuộc sống của bà con nông dân đã thay một màu áo mới.

Tuy nhiên, ông chia sẻ: “Bà con nông dân của mình bây giờ không còn lo đói, lo khát nữa nhưng vẫn còn ngổn ngang khó khăn. Muốn đổi đời cho nông dân, phải lập công ty cổ phần nông nghiệp, trong đó trong đó nông dân góp vốn bằng lúa”.

Giaó sư Võ Tòng Xuân đã cùng một số nhà doanh nghiệp thiết kế mô hình công ty Cổ phân Nông nghiệp để tạo điều kiện cho nông dân làm giàu. Loại công ty này quy tụ nông dân lại với nhau để sản xuất nguyên liệu nông sản theo qui trình Global GAP do các nhà khoa học thiết kế.

Doanh nghiệp chế biến sẽ bảo đảm thu mua nguyên liệu giá có lợi cho nông dân để sản xuất hàng có thương hiệu bán trong nước hoặc xuất khẩu. Mọi nông dân có thể mua cổ phần của công ty bằng sản phẩm (lúa hoặc nông sản khác) tích lũy sau mỗi mùa vụ, và được chia lời sau kết toán hàng năm.

“Đây là cú đấm cuối cùng trong cuộc đời tôi để giúp bà con nông dân khấm khá lên. Việc làm này tuy rất khó nhưng tôi sẽ cố gắng hết mình” – vị Giáo sư già chia sẻ

Là người luôn trăn trở với nỗi cơ cực của bà con nông dân, có lẽ cũng vì thế mà đến khi tuổi đã nghĩ hưu, năm 2000 ông nhận lời của UBND tỉnh An Giang mở trường đại học An Giang với khát vọng được “nhân mình” ra lo cho nông dân nhiều hơn.

Và đến nay, đã ở độ tuổi ngoài 70 nhưng ông vẫn hăng say làm hiệu trưởng Trường đại học Tân Tạo, cố vấn cho một số trường đại học khác như đại học An Giang, Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ…,  chủ trì thành lập công ty cổ phần Đầu tư Nghiên cứu và Xuất khẩu gạo thơm ITARICE.

Giáo sư tâm niệm, “quy định của nhà nước 60 tuổi đã nghỉ hưu nhưng tôi thấy sức khỏe của mình còn tốt, mình vẫn còn minh mẫn sáng suốt thì tất nhiên là phải tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến”.

Ngoài ra, ông còn hướng dẫn sinh viên cao học và nghiên cứu sinh, làm cố vấn khoa học cho các tổ chức quốc tế và có những nghiên cứu khoa học để đưa tên tuổi của Việt Nam đến với các diễn đàn quốc tế.

Khát vọng chưa dừng lại ở đây, ông còn muốn cây lúa Việt được gieo trồng khắp 5 châu. Vì vậy, năm 2006, cùng hợp tác với một số doanh nghiệp, ông đã đưa các cán bộ kỹ thuật, chuyên viên thủy lợi và một số nông dân miền Tây qua các nước Châu Phi như Liberia, Nigeria, Sierra Leone, Mozambique, Sudan… để cùng với nông dân Châu Phi trồng lúa có năng suất cao.

Giống lúa ở Việt Nam rất thích hợp với đất trồng ở Châu Phi nên mạng lưới đưa nông dân Việt Nam sang dạy cách trồng lúa cho nông dân Châu Phi tiếp tục được mở rộng.

Không chỉ cùng nông dân Việt giới thiệu, quảng bá sản phẩm thuần nông của người Việt trên đất Châu Phi mà Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân còn chủ động để nông dân các nước này có dịp mục sở thị nền “văn minh lúa Việt” bằng việc mời và trực tiếp hướng dẫn họ thăm quan, tìm hiểu thực tế đồng ruộng các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Sau 40 năm cống hiến hết mình cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển, Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân hoàn toàn mãn nguyện để nghỉ ngơi. Vậy nhưng, ông vẫn cố gắng làm việc không ngừng để thực hiện thành công hai cú đấm cuối cùng là giáo dục đào tạo hiện đại và mô hình nông nghiệp tiên tiến để bà con nông dân Việt phát triển vững chắc hơn.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.