Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 15/04/2006 01:37 (GMT+7)

Về dân tộc Sán Chay

Dân tộc với tộc danh Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ) do Nguyễn Nam Tiền đề xuất năm 1972 (được HĐKH Viện Dân tộc học chấp nhận - CT của BTV). Trước đó không một tài liệu nào nói đến tộc danh này, người ta chỉ biết đến nhóm người có tên gọi là Cao Lan và Sán Chỉ.

Nhập 2 nhóm người này thành một dân tộc vì tác giả cho rằng: Đây là một dân tộc song ngữ ( Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập III, tr 257). Mặc dù đã biện giải rất dài dòng (bài đăng trên Thông báo Dân tộc học, Tạp chí Dân tộc học, Hà Bắc ngàn năm văn hiến…), nhưng không sao chứng minh được Cao Lan và Sán Chỉ là một dân tộc song ngữ! Song không hiểu sao dân tộc với với tộc danh Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ) đã được đưa vào danh mục các thành phần dân tộc Việt Namdo Tổng cục Thống kê nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 2/3/1979?

Để rồi, gần đây lại có hội nghị khoa học bàn đế dân tộc này, tộc danh này.

Xin nói về tiêu chí xác định thành phần các dân tộc Việt Nam . Người này nêu lên 4 tiêu chí, người kia lại đưa ra 5 tiêu chí, thậm chí còn nhiều hơn. Cuối cùng 3 tiêu chí sau đây được nhiều người thừa nhận:

- Đặc trưng về tiếng nói (có cùng tiếng nói).

- Đặc điểm về sinh hoạt và văn hoá (truyền thống, không phải là đương đại).

- Ý Thức tự giác dân tộc (tự nhận mình thuộc về một dân tộc nào đó).

Như đã nói, tôi biết ít lý luận nên chỉ xin dẫn vài trường hợp cụ thể để xem giá trị thực tiễn, giá trị đích thực của 3 tiêu chí kia:

Trường hợp dân tộc Tày và dân tộc Nùng: ai cũng rõ Tày và Nùng cùng một tiếng nói. Về sinh hoạt và văn hoá có nhiều yếu tố giống nhau hoặc rất gần nhau, đó là chưa nói họ có cùng một nguồn gốc lịch sử. Nhưng đồng bào 2 tộc người này không nhận là người cùng một dân tộc mà là của 2 dân tộc - dân tộc Tày và dân tộc Nùng.

Trường hợp dân tộc Giáy: Tiếng nói giống tiếng Tày, Nùng. Về sinh hoạt và văn hoá có nhiều yếu tố giống hoặc gần với Tày, Nùng ( NôngTrung - Các dân tộc ít người ở ViệtNam ) (các tỉnh phía Bắc). Nhưng người ta không nhận mình thuộc về dân tộc Tày hay dân tộc Nùng mà là một dân tộc riêng - dân tộc Giáy.

Trường hợp dân tộc Thổ: đây là tập hợp một số nhóm nhỏ: Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng (Tây Nghệ Tĩnh). Những cư dân này không cùng tiếng nói, không cùng văn hoá, không cùng nguồn gốc lịch sử ( Thi Nhị - Các dân tộc ít người ở ViệtNam các tỉnh phía Bắc, tr 91).

Các nhóm nói trên đầu nhận mình là người của dân tộc Thổ.

Với ba dẫn chứng vừa nêu đã cho thấy rằng: tiêu chí thứ 1 và 2 chỉ có giá trị “tham khảo”. Còn lại tiêu chí thứ 3 và chỉ có tiêu chí này mới là quan trọng nhất, quyết định nhất.

Xin trở lại đối tượng chúng ta đang bàn ở đây là Cao Lan và Sán Chỉ. Không nghi ngờ gì, họ không cùng tiếng nói. Về sinh hoạt văn hoá có cái giống nhau, có cái gần nhau, tương tự như Tày, Nùng, và Giáy.

Những người tham dự Hội nghị khoa học này, tôi nghĩ rằng chỉ là người “tìm hiểu” về 2 tộc người này, nếu có biết gì về họ cũng chỉ có giá trị “tham khảo”, không thể nhân danh là đại diện cho tiếng nói, cho nguyện vọng của quảng đại nhân dân 2 tộc người đó. Bởi vì có ai “bầu” là đại diện hợp pháp của họ đâu. Cho nên lại càng không thể tự cho mình cái quyền quyết định họ là người của cùng một dân tộc hay là 2 dân tộc. Tiếng nói cuối cùng, quyết định cuối càng là của họ - không thể ai khác, dù với danh nghĩa nào.

Để biết được điều này thì chỉ có thể là phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý của nhân dân 2 tộc người này, mà việc đó chúng ta lại chưa làm. Xin đừng để bài học trước đây phải lặp lại một lần nữa.

Nguồn: Dân tộc & Thời đại, số 66 5/2004

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

VUSTA làm việc với tổ chức Korea CEO Summit
Hà Nội, ngày 3 tháng 2 năm 2025 – Tại trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh đã có buổi làm việc với ông Park Bong Kyu, Tổng giám đốc của tổ chức Korea CEO Summit. Hai bên đã chia sẻ thông tin và trao đổi về khả năng hợp tác để tổ chức Diễn đàn Đô thị Văn hóa Công nghiệp Hội tụ 2025 (CICON 2025).
Vĩnh Phúc: Sáp nhập Hội Kiến trúc sư vào LHH tỉnh
Sáng ngày 07/02/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc (LHH) tổ chức Hội nghị thông qua đề án sáp nhập Hội Kiến trúc sư vào LHH tỉnh. Phó Chủ tịch phụ trách LHH Đỗ Trung Hiếu và Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Nguyễn Đạm đồng chủ trì hội nghị.
Tạp chí Việt Nam Hội nhập mở chuyên mục tuyên truyền về ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
VNHN Ngay từ những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, đúng vào dịp kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), thực hiện tinh thần chỉ đạo của Trung ương và cụ thể hóa từ Nghị quyết của Cấp ủy Viện chủ quản và Tạp chí Việt Nam Hội nhập – Ban Biên tập tạp chí Việt Nam Hội nhập đã chính thức xây dựng chuyên mục Tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.