Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 01/01/2008 00:05 (GMT+7)

Ước mơ cứu dòng nước chết

Ấp ủ ước mơ

Ngay từ thời còn là sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Lê Ngọc Ninh đã ấp ủ ước mơ một ngày nào đó tạo ra được một hợp chất khiến cho dòng nước sông Tô Lịch trong xanh và không còn mùi hôi. Anh nhớ lại: Ngày nào tôi cũng đạp xe dọc theo những con sông như Kim Ngưu, Tô Lịch... nhìn dòng nước đen ngòm lờ đờ chảy mà lòng buồn rười rượi. Làm thế nào để hình ảnh Hà Nội đẹp hơn? Tôi bắt đầu suy nghĩ và tìm tòi nghiên cứu, tìm ra một loại hợp chất mang thương hiệu Việt Nam để xử lý một vấn đề của đô thị: Nguồn nước ô nhiễm.

Tốt nghiệp đại học, anh về công tác tại Trường cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Trở thành thầy giáo, nhưng mơ ước cháy bỏng ngày sinh viên của anh vẫn không ngừng lại. Cuối tuần nào anh cũng xuống Hà Nội, gặp gỡ và hỏi han kinh nghiệm của thầy giáo mình. Lần nào trở về, phía sau xe anh cũng là một can nước đen ngòm, đầy mùi hôi thối được lấy từ sông Tô Lịch. Có lần vợ anh tỏ ra khó chịu và xích mích với chồng cũng chỉ vì cái "thói gàn dở" này của anh. Hàng trăm can nước đã được anh "thồ" về, hàng ngàn thí nghiệm đã được anh thực hiện để cho ra đời một loại hợp chất "cứu vớt môi trường".

"Đất sét có ở khắp mọi nơi, rất dễ tìm. Chỉ cần trộn đất sét với muối ăn hoặc nước biển là được một loại hợp chất xử lý nguồn nước thải. Nước sẽ trở nên trong xanh, không có mùi khó chịu, sinh vật vẫn sống được trong nước. Hợp chất này lành tính, giá rẻ nên tôi hy vọng nước sông Tô Lịch sẽ trong xanh mát lành" - KS Lê Ngọc Ninh cho biết. Hợp chất Kabenlis làm nguyên liệu xử lý mùi, màu và giảm thiểu một số chất độc hại có trong nước thải sinh hoạt là đề tài nghiên cứu giành được giải Nhất trong cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ nhất được tổ chức ngày 12/10 vừa qua. Đề tài này cũng được gửi đi dự thi giải thưởng Sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc được tổ chức vào tháng 12 tới.

Cải tạo dòng nước chết

Theo KS Lê Ngọc Ninh, để làm sạch dòng sông sau khi nước thải đổ vào, toàn bộ chiều dài dòng sông xây dựng các hố lắng bùn với khoảng cách nhất định. Sử dụng các máy bơm rải đều dung dịch Kabenlis lên mặt nước, bùn sẽ trôi và lắng dần xuống các hố lắng. Tại điểm cuối của dòng sông, xây dựng hệ thống hồ lắng bùn lớn và một nhà máy chế biến phân bón từ sản phẩm Kabenlis sau khi đã làm sạch lượng nước bẩn chảy thường xuyên vào hồ. Có thể làm sạch nước thải trước khi đổ vào sông bằng cách xây hai bên bờ sông và các nhánh sông hệ thống mương chứa nước thải, xây dựng các hồ lắng bùn, lượng nước thải sẽ được làm sạch trước khi thải xuống sông.

Đối với những nguồn nước ô nhiễm khác như nước thải từ các khu

Nước sông Tô Lịch trước và sau khi xử lý với Kabenlis (ống nghiệm đánh dấu x)
Nước sông Tô Lịch trước và sau khi xử lý với Kabenlis (ống nghiệm đánh dấu x)
công nghiệp, nước hồ ô nhiễm, việc xử lý bằng Kabenlis đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần xây dựng một giếng lắng bùn, đào rãnh dẫn bùn và sử dụng trạm bơm bùn di động. Kabenlis ở giếng lắng bùn sẽlàm sạch những tạp chất ô nhiễm có trong nước để tạo nên một nguồn nước trong xanh, sinh vật có thể sống được. Giá thành của hợp chất Kabenlis được biết là rẻ nhất hiện nay, từ 500đ đến 1.500đ/kg phụthuộc vào khoảng cách đến vùng nguyên liệu đất sét là bao xa. Với mức giá này, việc làm sạch những dòng sông chết là việc làm trong tầm tay của những người Việt Nam ít tiền nhưng giàu sáng kiến.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 99 (2026), 17/10/2007, tr 6

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.