Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 07/09/2007 00:43 (GMT+7)

Từ điển tiếng Việt và cố GS Hoàng Phê

Cố GS Hoàng Phê là người chủ biên của cuốn Từ điển Tiếng Việt nổi tiếng được hoàn tất đúng 20 năm trước và được xuất bản lần đầu tiên năm 1988. Cuốn từ điển này gồm khoảng 36 ngàn mục từ được biên soạn trên cơ sở gần ba triệu phiếu tư liệu, được hàng chục nhà nghiên cứu của Viện Ngôn ngữcần mẫn sưu tập bằng tay trong nhiều năm trời..

Ngày 7.3.1987, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá "quyển từ điển Tiếng Việt này là quyển từ điển đầu tiên ở nước ta do một tập thể cán bộ ngôn ngữ học biên soạn trên cơ sở tư liệu tương đối đầy đủ. Nó có tác dụng thiết thực đối với việc chuẩn hoá và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là cuốn sách cần thiết cho những người muốn tìm hiểu, học tập, trau dồi tiếng Việt".

GS Hoàng Phê luôn mong mỏi ngành từ điển học Việt Nam phải tiến xa hơn nữa, phải có những cuốn từ điển cỡ lớn, có những tổ chức chuyên biên soạn và xuất bản từ điển như Larousse, Oxford.

Rời Viện Ngôn ngữ học, về hưu, GS Hoàng Phê vẫn tiếp tục say mê với việc làm từ điển. Năm 1992 tôi gặp GS Hoàng Phê lần đầu tiên và chúng tôi nảy ra ý định thành lập một nhà xuất bản từ điển và sách ngôn ngữ.

Khi chúng tôi xúc tiến, Sắc luật số 003 SLT ngày 19-6-1957 về “Quyền tự do xuất bản” đang có hiệu lực. Ngay Điều 1 của sắc luật quy định: "Quyền tự do xuất bản của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm" và Sắc luật quy định tư nhân được hoạt động xuất bản. Chúng tôi đã soạn thảo các hồ sơ cần thiết để xin phép thành lập nhà xuất bản.

GS Hoàng Phê đã đi gặp các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước để kiếm sự ủng hộ. Ai cũng khen là ý tưởng hay và hứa giúp đỡ. Nhưng kết quả không như mong muốn.

Tìm hiểu, chúng tôi thấy một dự luật xuất bản đang được chuẩn bị với quy định tư nhân không được thành lập nhà xuất bản (luật này sau đó được thông qua ngày 7.7.1993). Vì thế, mọi nỗ lực của chúng tôi đều vô vọng. Phải tìm cách khác.

Với số vốn không nhiều, GS Hoàng Phê, Công ty 3C và một số nhà khoa học đã xin thành lập "Trung tâm Từ điển học". Thay cho nhà xuất bản, Trung tâm Từ điển học được thành lập ngày 30.6.1993.

Từ đó đến nay, Trung tâm đã phối hợp với Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản hàng chục đầu sách ngôn ngữ và các từ điển tiếng Việt, từ điển chính tả, An Nam dịch ngữ (cuốn Từ điển tiếng Việt cổ nhất, cổ hơn Từ điển Việt-Bồ-Latin năm 1651 của Alexandre de Rhodes). Trong số đó, cụm công trình của GS Hoàng Phê, gồm: Logic-ngôn ngữ học, Từ điển chính tả, Từ điển vần và Chính tả tiếng Việt đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005.

Việc xúc tiến làm cuốn Từ điển tiếng Việt mới là một trọng tâm của Trung tâm Từ điển học ngay từ ngày đầu. Trải qua 14 năm miệt mài làm việc, với muôn vàn khó khăn, Trung tâm đã xây dựng được một ngân hàng dữ liệu gồm khoảng 60 triệu âm tiết, thu thập từ sách báo tiếng Việt từ xưa đến nay để soạn ra cuốn từ điển tiếng Việt mới.

Nguồn tư liệu phong phú này là cơ sở đáng tin cậy cho quá trình biên soạn cuốn Từ điển, từ khâu thu thập mục từ, giải thích nghĩa và lựa chọn thí dụ. Nhờ đó, so với những cuốn từ điển tiếng Việt được xuất bản trước đây, cuốn Từ điển này đã thu thập được thêm một số lượng không nhỏ những từ ngữ cũ, từ ngữ cổ và những từ ngữ mới, đã bổ sung được những nghĩa từ mới được phái sinh trong quá trình sử dụng ngôn ngữ thời gian gần đây (như nghĩa của "làm giá" trong "có hiện tượng làm giá chứng khoán", "câu kết với nhau làm giá để thao túng thị trường").

Cuốn Từ điển cũng trở nên hay hơn, sinh động và có tính thuyết phục hơn nhờ những thí dụ minh hoạ được trích dẫn từ rất nhiều tác phẩm của nhiều tác giả trên khắp mọi miền đất nước.

GS Hoàng Phê đã trực tiếp chỉ đạo và ông là người có đóng góp lớn nhất cho việc soạn thảo cuốn từ điển này cho đến khi ông mất. Các nhà ngôn ngữ học của Trung tâm Từ điển học đã hoàn tất phần việc mà GS Hoàng Phê còn đang làm dang dở, và cuốn mới dày gần hai ngàn trang vừa ra mắt bạn đọc với gần 46 ngàn mục từ, gần 54 ngàn nghĩa và hơn 73 ngàn thí dụ minh họa, là một công trình đồ sộ mang dấu ấn sâu đậm của GS Hoàng Phê.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.