TS Nguyễn Khắc Thuần với niềm đam mê văn hóa cổ
Trong 313 tác phẩm nói trên, có nhiều phẩm nổi tiếng như: Từ ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Từ điển truyện Lục Vân Tiên, Nước Đại Việt thời Lý - Trần, Trần Hưng Đạo – tiểu sử - sự nghiệp - tác phẩm, Danh tướng Việt Nam (5 tập), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam (5 tập), Việt sử giai thoại (8 tập), Trông lại ngàn xưa (3 tập), Lần theo dấu xưa (3 tập), Lần giở trước đèn, Đàm đạo chuyện xưa, Thế thứ các triều vua Việt Nam, Việt Nam – tư liệu tóm tắt…
Với phong thái giao tiếp lịch thiệp và dí dỏm, Tiến sĩ - Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã dành cho chúng tôi một cuộc gặp gỡ thú vị tại tư gia. Được biết, ông là hậu duệ của một dòng họ có truyền thống khoa bảng Nho học nên từ nhỏ đã được học chữ Hán, chữ Nôm và được trang bị không ít kiến thức cổ học. Dù mất rất nhiều công sức để có được hàng trăm công trình nghiên cứu và những tác phẩm lớn nhưng ông chỉ nhận mình là “một người lao động cần cù”.
|
Ông thấm nhuần lời dạy của thân mẫu: “Cây bút trong tay là một phương tiện văn hóa thiêng liêng nên không được phép viết những lời thiếu thẩm mỹ và những lời trái với đạo làm người, không bao giờ được dùng chữ nghĩa để báo oán”. Vì vậy, suốt một đời cầm bút, dù đôi lúc có phạm chút khuyết điểm, nhưng ông luôn tự hào rằng bản thân chưa từng phạm lỗi lầm nào để mẹ phải buồn phiền.
Tất cả các công trình dịch thuật từ thư tịch cổ Hán - Nôm, TS Nguyễn Khắc Thuần luôn cố gắng cho in lại nguyên tác phần chữ Hán và chữ Nôm cổ để những người không có điều kiện tiếp xúc với văn bản gốc vẫn có thể nghiên cứu, tham khảo được những tinh hoa văn hóa Việt Nam xưa, và cũng là một cách để góp phần bảo vệ kho di sản thư tịch cổ của cha ông xưa để lại.
Những quyển sách do TS Nguyễn Khắc Thuần biên soạn dù có độ dày trên một ngàn trang khổ lớn hay chỉ một vài trăm trang khổ bình thường cũng đều mang sứ mệnh chuyển tải suy nghĩ, tình cảm và tâm nguyện lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Được biết, hiện nay, ngoài công việc nghiên cứu, giảng dạy, TS Nguyễn Khắc Thuần còn giúp ban tế tửu của các đền, miếu của nhiều địa phương viết câu đối bằng chữ Hán. Các câu đối của ông được thợ chuyên nghiệp chạm khắc rồi sơn son thếp vàng rực rỡ, có câu được các nghệ nhân tài hoa thận trọng khắc vào đá đưa vào các đình, chùa. Những câu đối ấy sẽ được lưu truyền để lưu giữ lại một nét văn hóa đặc sắc của người Việt”./.
TS Nguyễn Khắc Thuần nguyên là Phó Phân hiệu trưởng Phân hiệu Khoa học Xã hội và Nhân văn kiêm Trưởng khoa Việt Nam học (Trường Đại học Bình Dương), nguyên Viện trưởng Viện Châu Á học và hiện đang là Trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành). |