Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 18/05/2023 13:21 (GMT+7)

TS. Nguyễn Đoàn Quốc Anh đoạt giải cuộc thi 'Sáng kiến khoa học 2023'

Các giải pháp, sản phẩm đoạt giải tại cuộc thi có khả năng ứng dụng cao, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp tối ưu hóa các nguồn lực hiện có giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao hơn, góp phần hình thành các mô hình phát triển kinh tế mới.

Ngày 17/5, dưới sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo VnExpress tổ chức Hội nghị Các nhà khoa học trẻ và lễ trao giải cuộc thi "Sáng kiến khoa học" năm 2023.

tm-img-alt

Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và các nhóm tác giải đoạt giải trong cuộc thi "Sáng kiến khoa học 2023"

Đây là hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và cũng là năm thứ hai Báo VnExpress tổ chức cuộc thi nhằm tạo sân chơi cho những người yêu khoa học, công nghệ, thu hút các nhà khoa học chuyên hoặc không chuyên tham gia sáng tạo giải pháp và sản phẩm có giá trị ứng dụng trong cuộc sống.

Chính thức khởi động từ ngày 2/12/2022, cuộc thi hướng tới những lĩnh vực có tính ứng dụng rộng, bao gồm y sinh-hóa sinh, công nghệ, nông nghiệp, môi trường và vật liệu mới. Đặc biệt, cuộc thi năm nay mở ra hạng mục giải thưởng mới là giải sáng kiến dành cho công trình nghiên cứu đặc biệt phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa và miền núi.

Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học sinh, sinh viên từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, thu hút hơn 130 hồ sơ tham gia, tăng 20% so với năm 2022

Bà Bùi Thanh Vân, Thư ký tòa soạn Báo VnExpress, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết: "Từ cuộc thi, chúng tôi nhận thấy sự đam mê khoa học trong giới trẻ Việt Nam là rất lớn. Cuộc thi sẽ cầu nối giúp sáng kiến của các bạn trẻ gặp được các quỹ đầu tư, các công ty sản xuất. Từ đó, quy mô phát triển sản phẩm, mô hình sản xuất được nhân rộng, tới được những nơi cần thiết. Đồng thời sự vinh danh các sáng kiến xuất sắc có thể truyền cảm hứng, tạo động lực nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ trên khắp cả nước".

tm-img-alt

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang trao giải nhất cuộc thi "Sáng kiến khoa học 2023" cho TS. Nguyễn Đoàn Quốc Anh

Qua quá trình đánh giá, Ban Tổ chức cuộc thi đã trao 6 giải thưởng. Xuất sắc giành giải nhất là sáng kiến "TIR lens mới cho đèn LED công suất cao" của TS. Nguyễn Đoàn Quốc Anh - nhà sáng chế công nghệ TIR lens, cùng các cộng sự tại Nhóm nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống điện (PSO), Khoa Điện-Điện tử, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Công trình được vinh danh giải nhất trị giá 70 triệu đồng là thấu kính phản xạ trong toàn phần (chóa đèn) được gắn vào đèn LED giúp hướng toàn bộ ánh sáng phát ra về phía trước và phân bố ánh sáng đồng đều hơn. Công nghệ TIR lens mới giúp giảm giá thành, tăng hiệu suất và đồng dạng phát sáng, qua đó việc nâng cao chất lượng, ứng dụng đèn LED. Nhóm nghiên cứu cũng tối ưu được công nghệ để có thể áp dụng trên nhiều sản phẩm đèn LED khác nhau, dùng trong lĩnh vực chiếu sáng dân dụng và công, nông, ngư nghiệp. Sáng kiến TIR lens mới cũng nhận được Bằng sáng chế USPTO (Mỹ) năm 2022.

Giải nhì thuộc về sản phẩm "Thiết bị 3D dẫn đường phẫu thuật trong mổ thay khớp gối" đến từ nhóm nghiên cứu 3D LAB VINUNI thuộc Trung tâm Công nghệ 3D trong y học, Trường Đại học VinUni. Giải ba thuộc về giải pháp "Hạt giống nảy mầm sẵn" của tác giả Lương Văn Trường, HTX Thanh niên Nam Đại Dương.

Giải khuyến khích được trao cho hai tác giả Đào Văn Minh (40 tuổi, Hà Nội) với sản phẩm "Xe cứu hộ lốp và thay thế lốp phụ ô tô" và Đinh Văn Trung (học sinh lớp 12, Trường THPT Diễn Châu 2, Nghệ An) với "Hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật bằng cáp treo di động".

Giải sáng kiến đã được trao cho đề tài "Sản xuất tơ sợi tự nhiên từ lá cây lưỡi hổ" của Trần Thị Quỳnh, học sinh Trường THPT Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây cũng chính là thí sinh nhỏ tuổi nhất tại cuộc thi năm nay. 

Ý tưởng này của Quỳnh nảy ra khi cùng cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Nhung xem chương trình về các bệnh nhân ung thư đang thực hiện hóa trị, tóc rụng mà không có điều kiện mua những bộ tóc giả. Quỳnh cho hay tóc giả làm từ tóc thật rất đắt, còn làm từ tơ sợi tổng hợp sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất. Dự án của nữ sinh 18 tuổi được Hội đồng giám khảo đánh giá có ý tưởng tốt và đầy ý nghĩa nhân văn. Mặc dù về công nghệ tính mới chưa cao, sáng kiến đã đặc biệt hướng tới tính hỗ trợ vùng miền, phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Toàn bộ tiền giải thưởng của cuộc thi do Quỹ Hy vọng (Hope foundation) tài trợ. Đây là quỹ xã hội-từ thiện hoạt động vì cộng đồng, không lợi nhuận, được vận hành bởi Báo VnExpress và Công ty cổ phần FPT. Quỹ theo đuổi hai mục tiêu: Hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và tạo động lực phát triển. Một trong các hoạt động của quỹ là thúc đẩy ứng dụng công nghệ, trang bị công cụ phát triển bền vững cho các cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là trang bị tri thức thông qua giáo dục.

Xem Thêm

Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa: ba cách tiếp cận đặc sắc
GS Trần Đại Nghĩa là một nhân vật lịch sử. Một vị tướng được phong trong 10 thiếu tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Một nhà khoa học với những công trình nghiên cứu và chế tạo vũ khí để đương đầu với những cường quốc khoa học và quân sự. Một con người đã từ bỏ sự nghiệp khoa học và cuộc sống đủ đầy ở phương Tây để trở về đóng góp cho cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20.
Nhớ lại kỉ niệm với Giáo sư Trần Đại Nghĩa!
Đêm trước ngày Đại hội Liên hiệp hội TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất (1986), GS. Trần Đại Nghĩa có vẻ ưu tư lắm và dường như không ngủ được, Ông gọi tôi sang phòng, pha một ấm trà, hai thầy trò nói chuyện với nhau đến rất khuya. Câu chuyện bắt đầu từ viêc sửa sang, chỉnh lý lại 2 bài phát biểu để ông và tôi ngày mai sẽ đọc tại Đại hội. Sau đó là những câu chuyện về khoa học và đất nước…
Hồn quê: Tác phẩm tranh xuất sắc làm từ bẹ chuối
Tranh làm từ bẹ chuối là ý tưởng sáng tạo độc đáo của em Phan Tuấn Khang, Trường THPT Nguyễn Văn Côn (huyện Gò Công Đông). Sản phẩm vừa đoạt giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ XIV (2021 – 2022), vừa giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ (KH&CN). Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì tọa đàm.
Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn năm 2022
Sáng 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc (trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn tôn vinh 15 tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh - 28 năm xây dựng và phát triển
Được thành lập từ năm 1995, trải qua 28 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội Hà Tĩnh) đã không ngừng củng cố, khẳng định vị thế tổ chức chính trị – xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Quảng Trị: Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24
Ngày 24/5, Hội Đông y tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” và tổ chức Hội thảo khoa học “Bài thuốc hay, cây thuốc quý” năm 2023.