Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 22/02/2005 21:14 (GMT+7)

TS Nguyễn Chánh Khê: Quê hương là thiên đường để trở về

Con người của khoa học

19 tuổi, Nguyễn Chánh Khê sang Nhật học tại trường Đại học Đông Kinh Công nghiệp Tokyo. Ban đầu, anh theo học ngành Công nghệ sinh học rồi chuyển sang lĩnh vực Vật liệu xử lý thông tin. Phát minh đầutiên cũng là luận án thạc sĩ của anh là "Vật liệu cảm quang" dùng trong máy photocopy.

Ngay phát minh đầu tiên, tên tuổi của nhà khoa học trẻ đã được các công ty lớn của Nhật "săn lùng". Phát minh của anh sớm được ứng dụng và giải quyết việc làm cho cả một miền quê của Nhật Bản. Ngaysau đó, Công ty Dai Nippon Ink, công ty lớn nhất ngành in của Nhật Bản mời anh làm việc. Tại đây, anh tiếp tục cho ra phát minh chất quang dẫn hữu cơ cực tính dùng để sản xuất máy photocopy xách taymà lúc bấy giờ thế giới chưa có. Đây là loại máy photocopy không dây, không gây ô nhiễm môi trường.

Năm 1985, Nguyễn Chánh Khê sang Mỹ báo cáo khoa học và được nhiều công ty lớn quan tâm đến đề tài của anh. Họ mời anh sang Mỹ làm việc để chế tạo những bản cảm quang nhạy nhất thế giới.

Ngay lúc đó, Nguyễn Chánh Khê đã đưa ra được nguyên tắc mà sau này trở thành phổ biến trong các loại máy photocopy và máy in laser. Đó là làm phim điện tử bằng phương pháp dùng ánh sáng và điệntrường tạo ra điện tích trong vật liệu bán dẫn hữu cơ. Từ những hình ảnh không thấy được ta sẽ dùng mực để làm ra ảnh. Từ đó trung bình mỗi năm anh có hai phát minh khoa học có giá trị quốc tế.

Khi làm việc tại phòng thí nghiệm của Kodak, anh lại phát minh ra cách dùng muối ăn chế tạo hạt nano có kích thước cực nhỏ chuyển hóa quang điện cực cao để chế tạo ra máy in màu laser nhanh nhất thếgiới. Phát minh này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi muối ăn rất rẻ nhưng giúp cho tăng nhanh tốc độ in bốn màu lên đến 23 trang/phút.

Sau đó hãng HP (Hewlett Packard) rất nổi tiếng về công nghệ in ấn mời tiến sĩ Khê về giữ cương vị khoa học gia chủ nhiệm, chức vụ cao nhất của bộ phận nghiên cứu của hãng thuộc Trung tâm Nghiên cứutổng hợp tại Thung lũng Silicon ở Califonia. Anh đã nghiên cứu làm ra hạt mực ướt dùng để làm ảnh rất mịn và cùng hãng HP áp dụng những kiến thức cơ bản về vật liệu để đưa ra các phát minh mới về inphun. Từ đó, tình cờ anh phát minh ra vật liệu mới là than nano và hàng loạt phát minh mới cứ thế lần lượt ra đời.

Băn khoăn một nỗi lòng

Tại Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê luôn được các công ty, tập đoàn hàng đầu "săn đón" bởi những cống hiến khoa học và công nghệ của anh đem lại siêu lợi nhuận. Khi đó, anh cảm thấy rất tự tin có thểtạo được những đột phá khoa học gây được sự quan tâm rộng rãi đối với các đồng nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên có một điều nằm sâu trong tiềm thức của trái tim đã bắt đầu thúc giục anh: "Phải làm gìđó thiết thực cho quê hương mình".

Năm 1982, Tiến sĩ Khê bắt đầu những chuyến về nước cùng cácnhà khoa học mở các cuộc hội thảo khoa học để phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cao cho trí thức trong nước. Anh bắt đầu những côngtrình trợ giúp những chuyên đề khoa học cho Viện Khoa học Việt Nam, hướng dẫn đề tài nghiên cứu cho các trường, Viện trong nước. Chuyển hàng ngàn USD về nước làm học bổng cho sinh viên Đại học CầnThơ... Tuy nhiên, chưa một thành tựu nào hoàn hảo theo ý muốn của tiến sĩ.

Các bằng phát minh khoa học của TS Chánh Khê tại Mỹ
Các bằng phát minh khoa học
của TS Chánh Khê tại Mỹ Anh luôn trăn trở về những công trình không trọn vẹn này và quyết định trở về nước làm việc vào năm 2002.

"Lúc ấy anh có ngại những rào cản trong nước sẽ hạn chế sức làm việc và những đam mê nghiên cứu khoa học của mình?". Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê trả lời: "Tôi có suy nghĩ đến điều ấy và nhiều người cũng bảo với tôi như thế. Điều kiện làm việc ở Việt Nam không thể sánh bằng các nước nhưng tôi đã được tạo mọi điều kiện để làm việc. Khu công nghệ cao chưa có phòng thí nghiệm thì tôi tìm đến Đại học Bách Khoa. Cha mẹ nghèo, làm con đừng nên đòi hỏi. Khó khăn ở đâu cũng có, mình phải biết kiên nhẫn "gõ cửa, cửa sẽ mở"".

Với cương vị Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM, chỉ sau một năm ông và các đồng sự của mình đã công bố chế tạo thành công than nano "lỏng". Đây được xem là bước đột phá, bởi trên thế giới hiện có rất ít nước phát triển chế tạo được vật liệu này. Thành công này mở đường cho Việt Nam tiến sâu vào thị trường sản xuất vi mạch máy tính và linh kiện bán dẫn.

Dự kiến trong năm 2004, nhóm nghiên cứu sẽ được trang bị các thiết bị, để từ than nano "lỏng" chế tạo ra ống than đơn phân tử và vật liệu này sẽ thương mại hóa, đem lại nhiều giá trị kinh tế và lợi nhụân. Hiện nay, giá bán của 1 gram ống than đơn phân tử trên thế giới là 350.000 USD trong khi giá thành dự kiến của nhóm nghiên cứu đưa ra thị trường là 50.000 USD.

Và những dự tính cho quê hương

Gần nửa đời người sống ở nước ngoài, Tiến sĩ Khê gặt hái khá nhiều thành công trong khoa học, nhưng điều hạnh phúc lớn nhất đối với anh là được trở về quê hương, phục vụ cho chính quê hương, đất nước mình.

Anh bảo: "Sống và làm việc ở đây, tôi thấy thích và thoả mái, nhiều khi còn thú vị hơn ở nước ngoài".

Một ngày làm việc của anh bắt đầu từ 4 giờ sáng. Anh đi bộ khoảng 10 km, chăm sóc cây hoa trong vườn và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Anh bảo: "Mỗi đêm ngủ 4 tiếng đối với tôi là quá nhiều. Đam mê lớn nhất của tôi là suy nghĩ cái mới. Thú vui trong công việc là vô tận...".

Căn nhà anh ở là một thế giới về ảnh nghệ thuật. Có khi anh ngồi cả tiếng đồng hồ chờ mặt trời lặn để chụp bằng được tấm ảnh ưng ý. Anh cũng đã từng đoạt giải nhiếp ảnh thế giới.

Đam mê khoa học, suốt đời cống hiến cho khoa học, có lẽ vì vậy mà đã ngoài tuổi năm mươi, Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê vẫn chưa có hạnh phúc riêng của mình. Anh đùa bảo: "Bởi tôi yêu 80 triệu người dân Việt, yêu phong cảnh thiên nhiên và yêu các bài hát quan họ Việt Nam, thế nên...". Anh đang tập bài hát "Nghe câu quan họ trên cao nguyên" và không ngần ngại hát lên một đoạn. Tôi chợt nhận ra, phía sau những phát minh khoa học của tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê là một tâm hồn Việt hết sức lãng mạn, bay bổng...

Chia tay tôi, anh bảo: "Thông điệp mà tôi muốn gởi đến các bạn Việt kiều là, nếu dự định trở về Việt Nam làm ăn thì hãy mạnh dạn. Quê hương là thiên đường để thực hiện ước mơ, hoài bão kể cả nghiên cứu khoa học. Không gì hạnh phúc bằng làm việc, cống hiến cho quê hương, đất nước mình...".

Nguồn: www.tintucvietnam.com ngày 3/8/2004

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.