Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/02/2025 10:55 (GMT+7)

TS Lê Kim Hùng: Nhà khoa học trẻ nghiên cứu đột phá phát triển IoT

Tiến sĩ Lê Kim Hùng đã vinh dự được đề cử Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2024 nhờ những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên gia nghiên cứu IoT phục vụ đời sống.

Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự bùng nổ của Internet vạn vật (IoT), TS  Lê Kim Hùng, Trưởng Bộ môn Truyền thông, Khoa Mạng máy tính và Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TPHCM) đã khẳng định vai trò tiên phong với những nghiên cứu đột phá và thành tựu xuất sắc.

TS Lê Kim Hùng đã vinh dự được đề cử Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2024 nhờ những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

tm-img-alt

 Tiến sĩ Lê Kim Hùng, Trưởng Bộ môn Truyền thông, Khoa Mạng máy tính và Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: VNUHCM.

Nghiên cứu đột phá về tiết kiệm năng lượng trong hệ thống IoT

Một trong những công trình nghiên cứu nổi bật của TS Hùng là "Thuật toán lấy mẫu thích ứng cho thiết bị trong IoT quy mô lớn".

Với sự phát triển nhanh chóng của IoT, hàng tỷ thiết bị được kết nối, tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ. Nhiều thiết bị IoT, đặc biệt là các cảm biến giá rẻ, hoạt động dựa trên pin với dung lượng hạn chế. Việc thu thập dữ liệu liên tục có thể dẫn đến tiêu hao năng lượng nhanh chóng, ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị và hiệu suất của toàn hệ thống. Do đó, việc tối ưu hóa quá trình thu thập dữ liệu để tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo chất lượng thông tin là một thách thức quan trọng.

Để giải quyết vấn đề này, TS Hùng đã phát triển "thuật toán lấy mẫu thích ứng cho thiết bị trong IoT quy mô lớn". Nghiên cứu tập trung vào việc phát triển thuật toán lấy mẫu thích ứng, nhằm tối ưu hóa việc thu thập dữ liệu từ các thiết bị IoT, đảm bảo chất lượng thông tin đồng thời giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.

Điểm đặc biệt của thuật toán là tính linh hoạt và có khả năng cá nhân hóa cao. "Trong ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao, người dùng có thể ưu tiên chất lượng dữ liệu. Ngược lại, với những ứng dụng cần tiết kiệm năng lượng, thuật toán sẽ tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả”, TS Hùng chia sẻ.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Hùng đã được triển khai thử nghiệm trên nhiều hệ thống IoT khác nhau, cho thấy giúp giảm đáng kể tiêu thụ năng lượng. Nghiên cứu của TS Hùng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế và môi trường mà còn mở ra hướng đi mới cho việc phát triển các hệ thống IoT bền vững và hiệu quả. Thuật toán này mở ra cơ hội ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam.

Với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực IoT, đặc biệt là nghiên cứu về tiết kiệm năng lượng, Tiến sĩ Lê Kim Hùng đã được vinh danh với Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.

'Kẻ thù lớn nhất của khoa học chính là sự hời hợt'

Sinh năm 1990, TS Lê Kim Hùng bắt đầu con đường học vấn tại Khoa Mạng máy tính và Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp, anh được giữ lại làm trợ giảng, mở đầu cho sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu. Năm 2014, anh theo học chương trình thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin trong mạng máy tính tại Télécom ParisTech, Pháp, và tốt nghiệp với điểm số tuyệt đối GPA 4/4. Tiếp đó, anh tiếp tục chương trình tiến sĩ tại Đại học Sorbonne, tập trung vào việc nâng cao khả năng tương tác cho IoT trong bối cảnh thành phố thông minh.

"Quãng thời gian học và nghiên cứu tại Pháp giúp tôi nhận ra tiềm năng to lớn của IoT kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) và những thách thức cần giải quyết để ứng dụng các công nghệ này," anh chia sẻ.

Trong sự nghiệp nghiên cứu, Tiến sĩ Hùng luôn nhắc đến hai người thầy hướng dẫn tiến sĩ của mình: Giáo sư Paolo Papotti và Giáo sư Christian Bonnet. "Hai người thầy lớn không chỉ tận tình hướng dẫn tôi về phương pháp nghiên cứu khoa học mà còn truyền cho tôi cảm hứng với tư duy làm việc nghiêm túc và niềm đam mê mãnh liệt. Một lời dạy mà tôi luôn ghi nhớ là: 'Kẻ thù lớn nhất của khoa học chính là sự hời hợt'," anh chia sẻ.

Tiếp nối những người thầy lớn, TS Hùng luôn khuyến khích sinh viên và nỗ lực cùng các đồng nghiệp khám phá những hướng đi mới trong nghiên cứu. Anh đã tổ chức nhóm nghiên cứu IEC (Intelligent Edge Computing), tập trung vào ứng dụng AI trong IoT và Edge Computing. Dưới sự dẫn dắt của anh, nhóm đã đạt được những thành tựu đáng kể, bao gồm 4 bài báo khoa học do sinh viên là tác giả chính được chấp nhận đăng tại hội nghị quốc tế trong nước RICE2021.

Theo TS Hùng, việc thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên là vô cùng quan trọng, giúp các bạn phát triển tư duy nghiên cứu và sự sáng tạo, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong con đường phát triển của các bạn trong tương lai.

TS Hùng chia sẻ, anh mong sẽ mở rộng nghiên cứu sang việc ứng dụng AI vào IoT để giải quyết các vấn đề trong nông nghiệp thông minh và y tế thông minh, nhằm đối phó với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên. Anh cũng hy vọng tăng cường hợp tác quốc tế để đưa các kết quả nghiên cứu của Việt Nam ra thế giới.

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy, Tiến sĩ Hùng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó, Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng 2024 đã ghi nhận những đóng góp quan trọng của anh trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.

Ngoài ra, TS Hùng đã công bố 6 bài báo thuộc danh mục Q1 (tác giả chính), 3 bài Q2 và 22 báo cáo khoa học toàn văn tại các hội nghị quốc tế, trong đó có 19 bài là tác giả chính; 2 bằng độc quyền sáng chế quốc tế: Góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ hiện đại. Anh cũng là tác giả của một sách giáo trình, một chương sách quốc tế và chủ trì một đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

Xem Thêm

Tin mới

Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.