Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 22:44 (GMT+7)

Trí thức tri điền

Cái tên Nguyễn Ngọc Bình gây sự chú ý của giới khoa học, vào năm 1967 khi Hội đồng khoa học nhà nước chia làm hai: một bên ủng hộ việc công bố kết quả nghiên cứu sự có mặt của đất pôtzôn (đất hóatro), một loại đất á nhiệt đới, của ông Bình, một bên phản đối. Sự hoài nghi đặt ra do công trình này phủ nhận kết luận của tiến sĩ VM.Fridland.

Vị tiến sĩ người Nga này đã trực tiếp đi khảo sát thực địa từ năm 1958 đến năm 1964 để vẽ bản đồ đất của Việt Nam, trong đó ông kết luận rằng Việt Nam không có đất pôtzôn. Phản bác lại ý kiến của vịtiến sĩ có nhiều đóng góp cho khoa học đất của Việt Nam là một người lúc đó chưa có học vị gì. Những người ủng hộ lập luận rằng, nếu không phát hiện sai sót trong số liệu, hồ sơ khoa học thì phảicông bố kết quả công trình nghiên cứu trên.

Cuối cùng, trên tinh thần khoa học, công trình ấy cũng đã được công bố trên tuyển tập Đất Phân (ủy ban Khoa học nhà nước xuất bản)

Một đời với đất

Nhắc lại chuyện trên, giọng ông Bình sôi nổi hẳn. "Đất, rừng và khí hậu có mối liên quan rất chặt chẽ. Trước đây, chỉ có một số nhà thổ nhưỡng thừa nhận Việt Nam có đất á nhiệt đới, còn đa số căn cứvào đất đai khí hậu để phủ nhận. Chứng minh đất pôtzôn có ở Việt Nam là khẳng định nước ta có đất á nhiệt đới, chỉ có thể trồng các loại cây như mơ, mận. Do vậy, khi quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội, phải chọn lựa cây trồng, vật nuôi thích hợp với vùng đất này".

Sự uể oải do bị cảm, cái mệt nhọc của một người ngoại lục tuần vừa hành phương Nam dạy học về, biến đâu mất. Ông Bình kể, giọng hào hứng: "Năm 1970, khi vừa đến Việt Nam, ông Fridland bắt dịch ngaycông trình ấy sang tiếng Nga. Sau đó, giữa hội nghị gồm 300 nhà khoa học, ông tuyên bố rút lui ý kiến và đề nghị đưa phát hiện đất pôtzôn vào bản đồ đất của Việt Nam".
Ông Fridland là người dẫn dắt, khơi dậy lòng say mê nghiên cứu khoa học đất cho Nguyễn Ngọc Bình. "Tôi đến với đất rất tình cờ", ông Bình cho biết. Năm 1956, sau khi đi thanh niên xung phong về,chàng thanh niên 22 tuổi Nguyễn Ngọc Bình được phân công về Viện nghiên cứu nông lâm (nay là Viện khoa học lâm nghiệp) và được cử đi theo các đoàn chuyên gia.

Người thầy đầu tiên là chuyên gia Dương Hàm Hy của Trung Quốc nhưng "Tôi học được nhiều điều ở ông Fridland. Chính ông ấy là người phát hiện được tố chất của tôi và đã hai lần đề nghị cử tôi đi học ởnước ngoài", ông Bình kể. Do lý lịch của ông Bình có người thân ở trong nam, nên đề nghị của ông Friland không được chấp nhận.

Không học trong trường, ông Bình học bằng cách đọc các tài liệu của ông Fridland và học qua kiểm chứng thực địa. Để có thêm vốn ngoại ngữ, buổi tối, ông học thêm tiếng Nga, ôn lại vốn tiếng Pháp cótừ hồi học trung học. Các bài học lý thuyết được soi rọi bằng thực tiễn của các đợt khảo sát cùng ông Fridland, hết lên Tây Bắc, xuôi về trung du, lại vào Thanh Hóa.

Năm 1964, Nguyễn Ngọc Bình được cử làm trưởng bộ môn nghiên cứu đất rừng. Kiến thức, kinh nghiệm đều có nhưng ông Bình thiếu tấm bằng đại học. Do điều kiện công tác, nên ông Bình phải theo học hàmthụ về kinh tế lâm nghiệp. Vậy mà vị kỹ sư hàm thụ đó đã có công trình chứng minh "cái sai" của "ông thầy" Fridland.

Khi hỏi về học hàm, ông Bình cười và vô tư kể: "Năm 1990, mình thiếu một phiếu để trở thành phó giáo sư". Năm 1996, Viện đề nghị ông bảo vệ đặc cách phó tiến sĩ nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo khôngđồng ý do văn bằng đại học ông Bình là về kinh tế nông nghiệp. "Đi học lại phải mất hai năm nữa, mà lúc đó cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu rồi nên thôi. Hơn nữa, mình nghĩ đánh giá về nhà khoa học phảidựa trên những công trình nghiên cứu", ông Bình nói.

Thành quả của hơn 30 năm nghiên cứu của ông là những công trình nghiên cứu về đất rừng. Nhiều cuốn có giá trị khoa học rất cao như Các hệ nông lâm kết hợp (1995), Đất rừng Việt Nam (NXB Nông nghiệp,1996), Trồng rừng ngập mặn (NXB Nông nghiệp, năm 1999), Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam (chung với giáo sư Đỗ Đình Sâm NXB Nông nghiệp, năm 2000), Cây hồi (NXB Nông nghiệp, 2002).Suốt một đời với đất như vậy, nên bạn bè, đồng nghiệp thường gọi ông là Bình "đất".

Cái biệt danh ấy như nghiệp gắn với thân ông. Về hưu rồi, nhưng ông vẫn rong ruổi hết vào nam giảng về đất phèn, tham gia dự án quốc tế về chống suy thoái biển Đông, rồi ra bắc giảng cho các thànhviên câu lạc bộ trang trại về khai thác đất có hiệu quả. Ông hào hứng kể về những "người học trò" đang được ông truyền thụ kiến thức về sử dụng đất, các mô hình lâm ngư kết hợp.

Hoa của đất

Một đời nghiên cứu về đất, tư vấn cho nhiều chủ trang trại, những tưởng Bình "đất" phải có lắm đất lắm nhưng thực tế, ông chỉ đủ tiền mua vài xô đất để đổ chậu trồng hoa giấy. Hiện gia đình ông đangở căn hộ 24m2 ở tầng 2 khu Thanh Nhàn.

Ông kể một cách vô tư về chuyện mua nhà, cũng như vô tư kể về những ngày tháng khó khăn thời kỳ chiến tranh. Hồi đó, do ăn uống thiếu chất, ông Bình bị méo mồm, mắt yếu do thiếu protit và lao độngtrí óc quá nhiều. "May mà có bà ấy chăm sóc", ông cho biết. Hai người biết nhau trong một lần ông Bình theo Fridland đi khảo sát đất ở Thanh Hóa. Ngày theo đoàn đi khảo sát, tối đến dù mệt đến đâuNguyễn Ngọc Bình vẫn chong đèn đọc sách, học ngoại ngữ. Bà chủ nhà gốc Hưng Yên mến chàng trai gốc Ba Vì (Hà Tây) ở cái đức hiếu học nên gả con gái cho. "Không có bà ấy thì tôi không làm khoa họcđược", ông Bình thừa nhận. Cái đợt ông bị méo mồm, bà mua gà về chăn nuôi, lấy trứng tẩm bổ cho ông. Lúc đã bớt bệnh, ông bà trồng rau ngót để bán lấy tiền cải thiện. "Cái gống rau ngót sống ở vùngnúi thì lá tốt, chứ về Hà Nội lá bé tẹo. Tớ phải đổi đất, dùng kiến thức về đất mới thúc được lá dài", ông Bình nói.

Thời ấy, ông Bình còn làm thêm nghề vẽ truyền thần để có thêm thu nhập. Năm 1992, ông được cử làm giám đốc Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn ở Cà Mau, bà tình nguyện đi theo để "lo cơm nước choông". Cũng tại Cà Mau, ông Bình đã giúp tỉnh triển khai thành công mô hình lâm - ngư kết hợp để nuôi tôm sinh thái, vừa phát triển bền vững, vừa không phá hủy môi trường.

Một đời làm khoa học nhưng ông Bình cho rằng mình chỉ là người khái quát hóa kinh nghiệm truyền đời của nông dân. "Nhìn thực bờ", một phương pháp đánh giá độ phì của đất dựa trên sự hiện diện thựcvật, theo ông, là không có gì mới. Xưa, người dân chỉ cần thấy cây xi-moa là biết đất xấu, cỏ năn kim là đất nhiễm phèn nặng. "Nhà khoa học phải giải thích những kinh nghiệm đó bằng khoa học, sau đókhái quát hóa và nhân rộng ra", ông cho biết. Phương pháp này đã được ông truyền đạt cho các chủ trang trại, những người trực tiếp sản xuất nhưng không có điều kiện để đánh giá khoa học đất. Hơn 30năm nghiên cứu về đất, ông Bình đúc kết ngắn gọn.

Ước mơ cuối đời của Bình "đất" vẫn gắn liền với đất. Ông muốn Cà Mau trở thành điểm trình diễn rừng ngập mặn, một phần chương trình chống xói mòn biển Đông mà ông đang tham dự. Được như vậy, sẽ có100.000 USD cho rừng đước. Ông khoe với tôi chồng bản thảo dày cả gang tay về nghiên cứu rừng ngập mặn. "Những gì nghiên cứu được, mình cố gắng viết và in thành sách. Vợ thì bảo hâm, vì in sách thìmất tiền thêm", ông cười sảng khoái. Ông kể cho tôi nghe về món nhuận bút 1,5 triệu của cuốn Đất rừng Việt Nam. Muốn có một cái bìa màu để còn nhìn rõ các loại đất, ông Bình đã từ chối nhận số tiềnđó.

Nắng chiều dần tắt khiến khí trời se se lạnh. Chuẩn bị rời căn hộ tập thể toàn bê-tông, cốt thép của ông Bình, tôi chợt thấy ấm lòng vì màu hoa giấy đỏ. Khoảng sân sau nhà được ông Bình mua vài xôđất về đổ để trồng hoa. "Cho nó dịu bớt cái nắng hè", ông Bình cười, nói. Nụ cười thật mãn nguyện khi đất nở hoa.

Nguồn: Quốc Khánh (Báo Sài Gòn tiếp thị), www.nhandan.org.vn ngày 19-1-2004

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.