Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 26/01/2021 16:09 (GMT+7)

Trí thức Phú Yên phản biện đồ án Quy hoạch dự án Biển Hồ - Đá Bia

Ngày 21/1/2021, nhiều trí thức, nhà khoa học là hội viên Hội Kiến trúc sư, Hội khoa học lịch sử, Hội Xây dựng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên) tham gia Hội đồng phản biện đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 thuộc dự án Khu đô thị và du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ - Đá Bia (Gọi tắt là Đồ án), thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Dự án do Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam cùng Công ty CP Tư vấn xây dựng Vinaconex đề xuất.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; ông Trần Xuân Túc, Giám đốc Sở Xây dựng, cùng lãnh đạo các sở, ban ngành chức năng liên quan. Toàn bộ khu vực lập quy hoạch rộng 338,6ha, chia thành 3 khu chức năng chính: Khu đô thị rộng 46,8ha, khu dân cư hiện hữu chỉnh trang rộng 10,9ha và khu du lịch văn hóa sinh thái nghỉ dưỡng rộng 280,9ha. Trong khu vực đô thị sẽ có các công trình an sinh xã hội như trường mầm non, tiểu học, THCS, thể dục thể thao, chợ. Khu vực du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng bao gồm tượng đài vua Lê Thánh Tông, khu thiền định, tuyến đường bằng thuyền và cáp treo từ tượng đài vua Lê Thánh Tông - Đền Trình - Đền Hạ - Đền Thượng - Đá Bia, sân golf 18 lỗ, nhà câu lạc bộ, cầu kính ngắm phong cảnh, bến thuyền, khu resort 5 sao, khu khách sạn condotel, khu nhà nghỉ, biệt thự nghỉ dưỡng, cùng hạ tầng kỹ thuật, giao thông…

Các ý kiến phản biện của trí thức, nhà khoa học nhận xét: Đồ án có kết cấu khá phù hợp; nội dung nghiên cứu toàn diện, công phu, mang tính chuyên môn cao. Đồ án đã nghiên cứu, bám sát các định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển của Chính phủ, của tỉnh và thị xã Đông Hòa làm căn cứ pháp lý để xây dựng Đồ án trong quy hoạch chung, tạo lập các không gian nghỉ dưỡng sinh thái gắn với phát triển du lịch văn hóa phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển mới cũng như khai thác hiệu quả quỹ đất, làm cơ sở phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị; triển khai dự án đầu tư xây dựng theo định hướng quy hoạch đã được duyệt. Cơ cấu phân khu chức năng bố cục hợp lý với nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo và có tính khả thi cao.

Bên cạnh kết quả đạt được, các ý kiến nhận xét, phản biện cũng chỉ ra những bất cập cần khắc phục. Theo Kiến trúc sư Hoàng Xuân Thưởng – Đồ án cần làm rõ các cực phát triển, các trung tâm, hệ thống các trục không gian liên kết. Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ: 1/2000 khu đô thị và du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ - Đá Bia có liên quan đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của nhân dân địa phương; do vậy trong Đồ án việc đánh giá tác động môi trường chiến lược cũng cần phải dựa trên cơ sở khoa học về tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, qui mô dân số, chuyển đổi ngành nghề của người dân thị xã Đông Hòa trong tương lai. Phần này trong Đồ án viết thiên về lý thuyết không có các số liệu minh chứng...đây là cơ sở tham khảo quan trọng để xác định, so sánh, là cơ sở để đối chiếu việc nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược với thực tế như thế nào. Từ đó mới đề ra giải pháp thực hiện sát hợp, hiệu quả.

PGS.TS. Nguyễn Vũ Phương- Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Miền Trung cho rằng: Đồ án cần tính toán vị trí đầu nối các tuyến giao thông trong khu vực với các tuyến giao thông quốc gia như: đường bộ, đường sắt, cân nhắc việc đặt vị trí tuyến cáp treo phù hợp đảm bảo an toàn, thuận tiện việc phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Cần xác định rõ sự cần Khu đô thị và du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ - Đá Bia khi được triển khai thực hiện và đưa vào sử dụng sẽ là động lực kích hoạt sự phát triển của toàn vùng; Và trở thành một đô thị công nghiệp phía Nam của tỉnh Phú Yên.

ThS. Nguyễn Hoài Sơn – Hội sử học cho rằng: Núi Đá Bia được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia từ năm 2008, tuyến cáp treo nếu xây dựng theo Đồ án thì cần phải làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì các vị trí xây dựng nằm trong phạm vi các khu vực 1, 2, 3 của danh thắng đã được phê duyệt. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ Luật Di sản làm căn cứ pháp lý khi xây dựng đồ án; đồng thời phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đồ án cần chú trọng gìn giữ, bảo tồn hệ sinh thái; các công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương. Vì hệ sinh thái và các di tích lịch sử, văn hóa là hồn cốt, là bản sắc của một địa phương…

 Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Lê Tấn Hổ - PCT UBND tỉnh đánh giá cao tâm huyết, ý kiến phản biện của trí thức và các nhà khoa học. Đồng thời chỉ đạo đơn vị lập quy hoạch, đơn vị tư vấn và UBND thị xã Đông Hòa nghiên cứu kỹ ý kiến phản biện, nhằm tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ: 1/2000 khu đô thị và du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ - Đá Bia một cách tốt nhất, đảm bảo việc kêu gọi đầu tư hoàn thiện cho dự án trong thời gian tới.

                      ThS. Nguyễn Hoài Sơn Nguyên Chủ tịch LHH Phú Yên.

Xem Thêm

Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Tin mới

Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.