Trải lòng nghề viết báo không chuyên
Không là nhà báo chuyên nghiệp nhưng mỗi năm đến Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), trong tôi trổi dậy buồn, vui lẫn lộn.Vui - vì hơn 12 năm làm “Nhà báo không chuyên” đi nhiều nơi để viếtcộng tác với các báo ở trong và ngoài tỉnh.Buồn - vì người “ngoại đạo”…nhưng có lẽ cả đờitôi vẫn yêu nghề viết báo.
Huỳnh Đức Thế CTV Trang thông tin Vusta (Ảnh tác giả cung cấp)
Cơ duyên viết báo
Tôi tốt nghiệp cấp 3 ở một trường miền núi của thời kỳ bao cấp khốn khó, không thi đại học hay cao đẳng như bao đứa bạn mà tiếp tục xa gia đình mang ba lô mưu sinh khắp chốnvới đủ nghề…rồi đăng ký đi thanh niên xung phong ở lòng hồ Thủy điện Sông Hinh.Trở về địa phương tham gia công tác thanh niên. Năm 36 tuổi, trong lúc bạn cùng trang lứa đã thành đạt ở nhiều lĩnh vực, nhưng tôi thìmài đũng quần làm “sinh viên già” Cử nhân Mỹ thuật (Hệ Cao đẳng Sư phạm)với mong ước tốt nghiệp làm ông giáo “gõ đầu trẻ” môn mỹ thuật…nhưng “nghề không chọn người”đành vác đơn xin làm ở một cơ quan Hội Khoa học &Kỹ thuật của tỉnh nhà…
“Chuyên môn vẽ nhưng mê viết lách” đó là nhận xét của những người anh, chị và bạn hữu hay nói với tôi mỗi khi có dịp gặp nhau…Năm 2002, cơ quan tôi công tác có xuất bản một Đặc san “ Trí thức Phú Yên”, tôi mon men viết bài tham gia. cũng trong năm đó tôi tham gia gửi tin, bài Bản tin KCP(Khoa học-Công Nghệ-Phát triển)và trang Websilewww.vusta.vn của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam(ThS Hoàng Quốc Trị, Trưởng ban Biên tập).có thể nói cá Liên hiệp Hội địa phương xem đây là ấn phẩm giá trị nhất của thời điểm đó vàkhông có gì vui sướng hơn khi lần đầu tiên trong đời có tin, bài được đăng trên KCP.
Tháng 9/2008, lần đầu tiên cuộc đời được tập huấn “Kỹ năng viết tin, bài hiện đại” do do Ban Thông tin và Ban Đào tạo&Phổ biến kiến thức ( Nay là Ban Thông tin Phổ biến kiến thức) thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức tại KS Công đoàn Đà Nẵng (từ 15- 17/9/2008).Những lúc giải lao, Nhà báo Hoàng Quốc Dũng- Báo Tiền Phong (Liên hiệp Hội Việt Nam mời dạy) có trao đổi: “Nghe nói anh học mỹ thuật mà tôi thấy anh có khả năng viết báo đó…có bài gửi Báo Tiền Phong…” Tôi đáp: “ Biết gì mà viết, mà viết cái gì anh?” anh Hoàng Quốc Dũng định hướng cho tôi mấy vấn đề và anh nói “ Cứ viết những gì mình biết…” và tôi có một thời gian cộng tác bài ở Báo Tiền Phong.
Cơ quan Liên hiệp Hội Phú Yên có ấn phẩm Tạp chí, tôi được phân công làm Thư ký Tòa soạn, chính nơi đây tôi được giao lưu học tập những nhà báo chuyên nghiệp ở Phú Yên ngoài ra tôi đã gặp và học hỏi nhiều ở các nhà báo “có nghề” như Đoàn Mạnh Phương (Tạp chí Việt Nam Hội nhập), nhà báo Nguyễn Đại Bàng (Báo Du lịch Việt Nam) Nhà báo Nguyễn Thế Khoa (Tạp chí Văn Hiến) nhà báo Lê Hồng (Liên hiệp Hội Việt Nam)…chính những nhà báo chuyên nghiệp này đã hun đúc tôi đam mê để viết. Trong đó có Nhà báo Lê Hồng là người thường xuyên góp ý nội dung tin, bài, sửa những tít bài rất hay, tôi thầm cảm kích.
Ngoài tham gia báo ở địa phương tôi thường xuyên tham gai tin, bài ở trang Vuusta (Liên hiệp Hội Việt Nam)…qua thời gian niềm đam mê viết báo thấm đẫm trong tôi tự lúc nào không biết.Nay đôi lúc gặp lại bạn học Mỹ thuật ngày xưa, hay nói với tôi nửa dùa, nửa thật.“ Họa sĩ Huỳnh Đức Thế nay đã bỏ cọ chuyển sang cầm bút viết báo rồi!”
Vui buồn nghiệp báo không chuyên
Có lẽ tôi hay thường xuyên đi thực tế và đam mê viết lách cộng với việc tôi hay tham gia bài với một số Tạp chí, báo ngoài tỉnh để rồi chẳng biết tự bao giờ, rất tự nhiên tôi trở thành một nhà báo…nhà báo không thẻ !...
Nhiều năm làm cộng tác viên báo Phú Yên và trang thông tin Vustatôi nhận ra, “nghiệp báo” cũng lắm niềm vui và cũng nhiều nỗi buồn, nhất là những người viết báo không có thẻ như tôi. Cũng có đôi lần được lãnh đạo haycơ quan quản lý báo chí ở tỉnh Phú Yên mời dự họp mặt nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), nhiều năm được Báo Phú Yên mời gặp mặtCTV, hay vào ngày Báo chí (21/6) được nhận vài tin nhắn của bạn bè…chợt thấy hạnh phúc vô cùng. Những lúc buồn với cái nghiệp báo chí mình đang đam mê đeo đuổi, tôi thường tự an ủi mình bằng những tản văn hay vần thơ ngắn…
Người ta nói viết là để trải lòng.Nhưng với tôi, viết tản văn hay viết báo đều có cách trải lòng riêng; qua đó, bày tỏ chứng kiến, quan điểm của người viết rõ ràng, ít nhiều đóng góp chung vào sự nghiệp báo chí. Duy có điều viết báo phải trung thực về thời gian, địa điểm, nhân vật, phản ảnh đúng bản chất của vấn đề… không tô điểm, không hư cấu. Còn văn chương là cảm xúc, sự rung động tâm hồn một cách tinh tế mới sáng tạo được những tác phẩm có giá trị đích thực. Văn chương và báo chí bổ sung cho nhau, “nâng đỡ” nhau làm cho đời sống nội tâm của người cầm bút thêm phong phú.
Hơn hai mươi năm công tác ở Liên hiệp Hội Phú Yên, hơn mười năm làm Thư ký Tạp chí Trí thức Phú Yên (Liên hiệp Hội Phú Yên) cũng ngần ấy năm tham gia làm CTV Trang tin Vusta hay báo khác và cũng chừng ấy năm tôi lặng lẽ làm một “Nhà báo không chuyên” nhưng chuyên hay không chuyên khi viết tin, bài để cộng tác phải đặt hết tâm huyết vào từng con chữ và từng sự kiện nhân vật.
Trong hành trang những năm tháng đam mê nghề báo không chuyên tôi cũng cho ra đời đứa con đầu lòng tập tản văn “ Hoài niệm miền ký ức” và hàng trăm trăm tin, bài đăng ở các báo, tạp chí trong và ngoài tỉnh ngoài ra có những giải thưởng (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích) của các Cuộc thi viết ở tỉnh Phú Yên tổ chức…
Có người ví rằng, người cầm bút như con tằm rút ruột nhả tơ cho đời. Với tôi chỉ biết sống hết mình với niềm đam mê viết báo cho dù mình là nhà báo nghiệp dư./.
Tác giả bài viết: Huỳnh Đức Thế (Liên hiệp Hội Phú Yên)