Toạ đàm góp ý kiến Dự thảo Luật về Hội
Theo tờ trình và dự thảo Luật về Hội, Luật này không áp dụng đối với MTTQ VN, Tổng Liên đoàn LĐVN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN VN, Hội Nông dân VN, Hội Cựu chiến binh VN. Một số đại biểu cho rằng, Luật nên điều chỉnh cả các tổ chức này nhằm thực hiện đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc của đảng, bảo đảm sự công bằng, tính công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các hội. Một số tổ chức đã có văn bản pháp luật quy định riêng như Liên đoàn LS VN, Hội Chữ thập đỏ… cũng nên là đối tượng điều chỉnh của Luật.
Ông Nguyễn Hữu Tăng – Nguyên PCT LHHVN
Nhiều ý kiến cho rằng việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại VN có được thành lập hội hoặc tham gia hội tại VN cũng được các đại biểu khuyến nghị nên quy định để đáp ứng hội nhập quốc tế và đảm bảo việc thực hiện Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền lập hội của các cá nhân mà VN đã ký kết. Một đại biểu kiến nghị nên thống nhất việc quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại VN nhằm đảm bảo thức đẩy hoạt động lành mạnh, hạn chế tối đa các mặt tiêu cực, bảo vệ độc lập, chủ quyền, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Ông Trần Việt Hùng – Nguyên PCT LHHVN
Một số thủ tục thành lập hội còn rườm rà, kéo dài. Chẳng hạn quy định thời gian thành lập hội phải mất 60 ngày, trong khi thành lập doanh nghiệp chỉ mất 3 ngày, thành lập các tổ chức khoa học – công nghệ chỉ mất 15 ngày. Căn cứ vào Sắc lệnh 102/SL/L004 ngày 29-5-1957, chính phủ đã ban hành một số Nghị định như: Nghị định 88/2003, nghị định 45/2010, nghị định 33/2012, song các văn bản này vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của cuộc sống. Hiến pháp 2013, điều 25 đã quy định công dân có quyền lập hội, Sắc lệnh 102 cũng ghi rõ việc “ban bố quy định quyền lập hội” và tên luật là: “Luật quy định quyền lập hội”. có đại biểu còn cho rằng, nên xem xét lại tên của Luật cho đúng với tinh thần của Hiến pháp.