Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 09/07/2020 19:18 (GMT+7)

Tiếp tục rà soát những bất cập của Luật Đất đai 2013

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Diễn đàn khoa học “Khuyến nghị một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai 2013”.

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TSKH Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, thực hiện Luật Đất đai 2013, Chính phủ đã ban hành 11 Nghị định; các bộ ngành đã ban hành hơn 40 Thông tư, thông tư liên tịch quy định chi tiết thi hành Luật, kịp thời hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển tiếp thi hành Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013, góp phần phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật Đất đai 2013 cho thấy nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác và phát huy đầy đủ để trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội. Khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

“Khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến. Tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn diễn ra…”, TS Nghiêm Vũ Khải nói.

Theo Phó Chủ tịch VUSTA, nhiều địa phương, đơn vị do lãnh đạo thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đã làm xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng không đúng mục đích, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, không đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ tài chính  theo quy định. 

Nhiều nơi dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa vào sử dụng, còn để lãng phí, hiệu quả sử dụng đất. Việc giao đất, cho thuê đất kể cả những vị trí có lợi thế, khả năng sinh lời chủ yếu theo phương thức chỉ định, gây thất thu cho ngân sách, cơ chế tạo quỹ đất để đấu giá chưa được quan tâm thực hiện. 

Thừa nhận những hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai, bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết vẫn còn tồn tại 5 bất cập mà việc sửa đổi Luật Đất đai tới đây rất cần được góp ý, giải quyết, bao gồm cả vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các vụ việc.

Nguyên nhân được đại diện Tổng cục Quản lý đất đai chỉ ra là do sự chồng chéo, thiếu thống nhất giữa Luật Đất đai và nhiều bộ luật liên quan như Luật Quy hoạch, Luật Quản lý tài sản công, Luật xây dựng, Luật lâm nghiệp… Chính sự thiếu đồng bộ này khiến vấn đề tổ chức thi hành rất là khó khăn.

Ngoài ra, với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, các quy định, chế định hiện hành của Luật Đất đai cũng không còn phù hợp.

“Nhiều phương thức mới xuất hiện như đầu tư PPP, các loại hình biệt thự nghỉ dưỡng hay nhiều hình thức khác nữa cho thấy thực tế rõ ràng là “tấm áo” của Luật Đất đai không còn phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triển”, bà Vân Anh nhấn mạnh.

Nguyên nhân khác nữa là vấn đề về tổ chức bộ máy, năng lực nhân sự, ứng dụng công nghệ… trong công tác quản lý đất đai cũng chưa theo kịp được thực tiễn.

Diễn đàn khoa học do VUSTA tổ chức nhằm tiếp tục rà soát những bất cập của Luật Đất đai 2013, đề xuất phương hướng sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, bảo đảm sự tương thích, phù hợp với với các luật khác, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi trong quá trình triển khai pháp luật trong cuộc sống.

Dự kiến, dự thảo Luật này dự kiến sẽ được trình Quốc hội vào năm 2023.

Các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến đóng góp

Tin, ảnh: HT

Xem Thêm

Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Sơn La: Hoạt động của trí thức trong công tác tư vấn, phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của đội ngũ trí thức tỉnh Sơn La nhằm cung cấp cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để nghiên cứu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ.

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...