Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, luôn được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang chú trọng. Hoạt động này đã khẳng định vai trò đặc biệt khi đưa ra những ý kiến tư vấn, phản biện các dự án lớn cho tỉnh Hà Giang và trở thành một kênh thông tin quan trọng cho các cấp ra quyết định.
Ảnh internet
Theo ông Tô Đức Hiện – Tổng thư ký Liên hiệp Hội Hà Giang cho biết, ngày 30/1/2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg, về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và được chỉnh sửa, bổ sung thay thế bằng Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg, ngày 14/02/ 2014. Đây là văn bản pháp lý quan trọng giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội thời gian qua. Theo đó, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được hiểu: Tư vấn là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền; Phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra; Giám định là hoạt động xác định tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của đề án hoặc một vấn đề, một sự việc cụ thể. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được thực hiện trên cơ sở khoa học, thực tiễn, độc lập, khách quan và không vì mục đích lợi nhuận. Nhằm giúp cho Đảng, Nhà nước có thêm thông tin, căn cứ trong việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và quyết định đưa vào thực hiện đối với các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức.
Ông Hiện cho biết thêm, từ năm 2013 đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia đóng góp ý kiến vào nhiều văn kiện, đề án, dự án lớn của tỉnh như: đóng góp ý kiến cho Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015; tổ chức lấy ý kiến đóng góp và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi); báo cáo và đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 27-NQ/TW của BCH Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; tham gia phản biện Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025”; Đề án “Thành lập Vườn quốc gia gắn với Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn”; thành lập "Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán. Đặc biệt, năm 2014-2015 đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục và bố trí kinh phí để thực hiện tư vấn, phản biện đối với 05 đề án, dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh.
Đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm ở trung ương và địa phương để tổ chức tư vấn phản biện độc lập đối với 03 đề án, dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, gồm: Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Dự án “Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020- tầm nhìn đến nhăm 2025”; Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Ý kiến phản biện của Hội đồng tư vấn phản biện đã các sở, ngành đồng tình, các chủ đầu tư ghi nhận, tiếp thu chỉnh sửa. Kết quả tư vấn, phản biện đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao; Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét đánh giá, nghi nhận trong chương trình nghị sự tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, ông Hiện cho hay.
Tuy nhiên, theo ông hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn như mặc dù cơ chế chính sách, các văn bản hướng dẫn về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đã khá đồng bộ. Xong do một số cơ quan, đơn vị còn chưa nhận thức đầy đủ về mục đích của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thêm cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt để thực hiện có hiệu quả đối với các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, dự án trong thực tiễn. Nên còn chưa chủ động phối hợp đề xuất, kiến nghị xem xét tư vấn, phản biện đối với các nhiệm vụ thuộc diện bắt buộc phải có ý kiến tư vấn, phản biện của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.
Đội ngũ trí thức của tỉnh tuy số lượng và chất lượng đã được nâng lên, nhưng tập trung chủ yếu các lĩnh vực: giáo dục đào tạo 72,56%, Y tế 4,8 % (so với tổng số đội ngũ trí thức có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên), các lĩnh vực khác chiến tỉ lệ rất nhỏ, đa phần lại hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, tỉnh còn thiếu các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật; một số các bộ khoa học có kinh nghiệm, từng kinh qua nhiều vị trí trong công tác, khi nghỉ hưu vì những lý do khác nhau nên họ chưa muốn tiếp tục làm việc hoặc một số chuyển nơi cư trú về vùng xuôi… Do đó mức độ tập hợp, lựa chọn chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn, phản biện còn gặp những chăn chở nhất định. Đội ngũ trí thức các Hội ngành Trung ương là một trong những giải pháp được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh quan tâm tập hợp, xong do đặc thù Hà Giang là tỉnh miền núi, xa với Trung tâm hành chính, kinh tế lớn của cả nước, giao thông đi lại khó khăn, nếu không phối hợp tốt với các cơ quan, hội ngành Trung ương, sẽ rất khó khăn trong việc lựa chọn những chuyên gia có kinh nghiệm, tâm huyết cộng tác với tỉnh triển khai các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội;
Hội thành viên thuộc hệ thống liên hiệp hội còn mỏng; có ít các Hội tính chất của hội chuyên ngành về khoa học và kỹ thuật, một số sở, ngành còn chưa quan tâm chỉ đạo thành lập các hội chuyên ngành để tập hợp đội ngũ trí thức tham gia các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội khi có yêu cầu.
Các ủy viên Ban chấp hành Liên hiệp hội hoạt động chủ yếu là kiêm nhiệm, còn dành ít thời gian tham gia đề xuất triển khai các nhiệm vụ tư vấn, phản biện; biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí dành cho hoạt động của Liên hiệp hội nói cung và danh cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nói riêng còn hết sức hạn hẹp, chưa đáp ứng được so với yêu cầu nhiệm vụ.
Ngoài ra, theo ông Hiện, để hoạt động tư vấn, phản biện và giám định của Liên hiệp Hội cần phải tiếp tục được đẩy mạnh, tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, thiết nghĩ trước mắt nên tập trung triển khai những vấn đề chủ yếu sau:
Các cấp, các ngành cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, làm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thống nhất cao về mục đích, hiệu quả, sự cần thiết cần có tư vấn, phản biện đối với các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Cơ quan Liên hiệp hội cần thực hiện tốt các công tác đoàn kết, tập hợp ngũ trí thức khoa học và công nghệ có kinh nghiệm chuyên môn và quản lý thuộc có các thành phần kinh tế, đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, có tâm huyết để khuyết khích tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Tập trung các vấn đề như rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng chuyên gia trên các lĩnh vực ngành nghề, trình độ chuyên môn và sở trường của đội ngũ trí thức trong tỉnh; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, các tỉnh lân cận, xây dựng danh mục nhóm chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín, để thuận lợi cho quá trình lựa chọn chuyên gia phản biện đối với các nhiệm vụ phản biện cụ thể; Thực hiện tốt vai trò đoàn kết, điều hòa và củng cố các Hội thành viên thuộc hệ thống Liên hiệp hội, vận động thành lập thêm các hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành; Xây dựng các diễn đàn khoa học, các hội thảo theo chủ đề đối với những vấn đề dư luận xã hội đang quan tâm, gắn với các nội dung, chương trình của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.. thông qua hệ thống website của cơ quan Liên hiệp hội hoặc diễn đàn trực tiếp để đội ngũ trí thức, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh có thể trao đổi thông tin, chia sẽ kinh nghiệm về những vấn đề quan tâm;
Rà soát, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định cụ thể hóa Thông tư số 11/2015/TT-BTC, ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh theo hướng: Quy định cụ thể chế độ chi trả thù lao mang tính khuyến khích, động viên đối với những chuyên gia Trung ương tham gia hội đồng tư vấn, phản biện và giám định xã hội tại tỉnh miền núi, xa với Trung tâm chính trị kinh tế lớn của đất nước.
Hàng năm cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan rà soát, tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ và dự toán kinh phí tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm thuộc diện bắt buộc phải có tư vấn, phản biện gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính thống nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và giao chung vào dự toán của đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để đảm bảo tính chủ động trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện.
Cơ quan Liên hiệp hội cần chủ động tham mưu với Tỉnh ủy thành lập tổ chức Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, nhằm tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với hoạt động của Liên hiệp hội. Đồng thời giúp cho Liên hiệp hội có điều kiện kịp thời truyền đạt những tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ trí thức với Đảng xem xét.
Tỉnh cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ, chiêu hiền đối với đội ngũ trí thức, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức hoạt động tôn vinh đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh có nhiều đóng góp, nhằm khích lệ, tạo động lực để họ tiếp tục có những đóng góp thiết thực hơn nữa đối với sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.
Bài: HT