Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 02/12/2014 15:46 (GMT+7)

Tiến sĩ trẻ đi tìm 'mắt thần' cho người mù

Tự bỏ tiền để nghiên cứu

Đúng như cái tên “mắt thần”, đôi mắt ấy có thể giúp cho người mù nhận biết vật phía trước ở đâu, cao thấp, to nhỏ, đứng yên hay di động…

Chiếc mắt kính được gọi là “mắt thần” này khá đơn giản. Ngoài bộ phận đo khoảng cách từ người đeo đến các vật xung quanh, còn có bộ phận điều khiển trung tâm để thu các tín hiệu khoảng cách và bộ rung động để phát ra các tín hiệu xúc giác. Và chính bộ rung động này giúp người mù khi đeo phát hiện được vật cản ở xa hay gần, to hay nhỏ, cao hay thấp, giúp người mù tránh được vật cản và biết được vật cản còn cách mình bao xa. Hiện nay, giá của chiếc “mắt thần” này rẻ gấp trăm lần so với nước ngoài, khoảng 2,2 triệu đồng.

Chàng tiến sĩ vừa tròn 31 tuổi, chuyên ngành robot sinh học Nguyễn Bá Hải kể: cách đây khoảng 4 năm, khi vừa lấy xong bằng tiến sĩ ở Hàn Quốc, anh quay trở lại Việt Nam giảng dạy tại Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Có lần đi ngang qua Hội người mù quận Thủ Đức, TP.HCM, Hải cảm nhận có một sự bất an trong những bước di chuyển của người mù, nhiều người bị va đập, gây không ít thương tích trong quá trình di chuyển.

Xót thương hơn, chính là những người mù nghèo khổ, phải đi bán vé số, mỗi khi di chuyển chỉ dùng chiếc gậy để quơ quơ về phía trước, nhằm phát hiện những vật cản để tránh. Chiếc gậy đó chỉ có thể tránh được những vật ở dưới thấp, còn những vật ở trên cao không thể phát hiện được.

Vì thế, không ít người khi di chuyển bị vật cản va đập vào đầu, gây thương tích, thậm chí có người còn bị chấn thương sọ não.

TS2

Tiến sĩ trẻ Nguyễn Bá Hải hướng dẫn người mù đeo đôi mắt thần ở những bản đầu tiên có trọng lượng lên đến hơn 2kg và giá đến 20 triệu đồng

Lúc ấy, Hải lại lóe lên trong suy nghĩ, tại sao những con robot lại biết đi, biết tránh được những vật cản phía trước, mà mình không thể sáng chế một công cụ hỗ trợ cho người mù có thể nhận biết được những vật cản xung quanh để tránh.

“Những con robot vô tri, vô giác, nhưng tôi có thể sáng tạo để nó nhận biết được những vật xung quanh, vậy tạo sao tôi không thể sáng chế một “ đôi mắt” giúp người mù có thể nhận biết được mọi vật xung quanh”, Hải bộc bạch.

Năm 2012, lần đầu tiên Hải cho ra đời đôi “mắt thần” có khả năng giúp người mù biết được những vật xung quanh mình ở đâu, to hay nhỏ, cao hay thấp, xa hay gần… Nhưng chiếc “mắt thần” ấy rất cồng kềnh, nặng gần 2kg và có giá lên đến 20 triệu đồng.

Đó cũng là thời điểm đầy khó khăn, gian khổ đối với chàng tiến sĩ trẻ này. Khi đó, Hải phải bỏ ra đến 40, 50 triệu đồng để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc sáng chế, và cả công sức trong khoảng một thời gian dài để nghiên cứu; nhưng không biết có được đón nhận hay không.

Hải nhớ lại: “Sau khi đôi “mắt thần” này ra đời, người đầu tiên đến gặp tôi trực tiếp và chia sẻ việc làm này chính là một chị tiểu thương bán gạo ở chợ Thủ Đức. Khi ấy cũng vào năm 2012, chị ấy đến gặp để động viên, đồng thời ủng hộ tôi một số tiền để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê mắt thần, với hy vọng, giúp người mù tìm lại ánh sáng”.

Từ đó, Hải bắt đầu nhận nhiều hơn những lời động viên, không chỉ cá nhân mà cả tập thể, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến chia sẻ cả tinh thần, lẫn vật chất, giúp Hải có nguồn kinh phí tiếp tục nghiên cứu, cải tiến đôi mắt thần này.

Đến nay, sau nhiều lần cải tiến, đôi mắt thần đã ở phiên bản 9, rất gọn nhẹ, như một chiếc mắt kính bình thường, trọng lượng chỉ khoảng 200gr với giá giảm đến chục lần, chỉ còn hơn 2 triệu đồng.

Chia sẻ mắt thần cho người nghèo

Thật ra, với cái giá 2 triệu đồng ở thời điểm này không phải là quá cao, nhưng nó lại là số tiền quá lớn đối với những người nghèo.

Hải hiểu rằng, trong khoảng 15 triệu người mù hiện nay ở Việt Nam, phần lớn những người mù đều có hoàn cảnh nghèo khó, nhiều người phải bán hàng rong, bán vé số… nên để tiếp cận được với đôi “mắt thần” này là điều không hề dễ.

Theo Hải, giá của đôi “mắt thần” hiện nay đang là giá lỗ, chỉ mới tính chi phí nguyên vật liệu sản xuất, chứ chưa tính công hay những chi phí khác trong quá trình sản xuất.

"Không lẽ Hải làm không công, lấy gì mà sống?", trả lời câu hỏi này, Hải chia sẻ làm khoa học là niềm đam mê, sở thích. "Còn nếu nói có tiền để sống thì tôi làm những việc khác, có thể đứng lớp, huấn luyện, đào tạo cho các tập đoàn, nhà sản xuất ô tô."

"Tất nhiên, trong việc làm của tôi cũng có sự chia sẻ của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là Công ty Kiến Bình Minh, một đơn vị phi lợi nhuận đã cùng tôi sát cánh đến với những người mù có hoàn cảnh khó khăn, mang đến ánh sáng cho họ”, Hải nói.

TS3

Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải cùng các mạnh thường quân tặng " mắt thần" cho những người mù ở huyện Bình Chánh, TP.HCM

Giờ đây chàng tiến sĩ trẻ này, không chỉ sáng chế mà còn mang cả những đôi “ mắt thần” để dành tặng cho những người mù nghèo. Mỗi chuyến đi công tác, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, dù với bất kỳ công việc gì, Hải cũng dành chút ít thời gian để khảo sát, tìm hiểu hoàn cảnh của những người mù.

Hôm gặp chúng tôi, Hải đang chuẩn bị hành lý để từ TP.HCM đi Quảng Trị và sau đó qua nước bạn Lào. Hải cho biết, đây chỉ là chuyến đi thuần túy công việc chuyên môn, nhưng chắc chắn, anh sẽ đến Hội người mù Đông Hà (Quảng Trị) để tìm hiểu về hoàn cảnh của những người mù ở đây, lên kế hoạch tặng “mắt thần”.

Mấy năm qua, Hải cũng đã bỏ tiền túi để tặng hàng chục đôi “mắt thần” cho những người mù nghèo. Nếu nơi nào cần số lượng lớn, thì Hải sẽ kết hợp với các mạnh thường quân, doanh nghiệp để mua tặng. Đến nay số “mắt thần” dành tặng cho người mù nghèo lên đến hơn 300 chiếc.

Mặc dù vậy, Hải vẫn mong muốn giúp được nhiều hơn cho người mù. Điều mà anh đang ấp ủ thực hiện, đó là làm sao tiếp tục cải tiến đôi“ mắt thần” này có thể giúp người mù phân biệt được màu sắc, biết được từng cử chỉ, động thái của người đối diện nói chuyện với mình.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.