Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/07/2007 22:58 (GMT+7)

Tiến sĩ Nguyễn Duy Cương một đời tận tụy với ngành y dược

Từ đó đến nay, suốt hơn 60 năm, trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, ông luôn luôn có mặt ở 3 mặt trận: dân vận, y dược và giáo dục.

Thời kháng chiến chống Pháp, năm 1947, khi chỉ mới là sinh viên dược năm thứ nhất, ông đã “cả gan” tổ chức một phòng bào chế thuốc ở giữa Đồng Tháp Mười để phục vụ cho nhu cầu của bộ đội và nhân dân vùng giải phóng. Song song, ông lại cả gan đứng ra thành lập và điều hành một trường trung học kháng chiến đầu tiên: Trường Trung học Thái Văn Lung. Ba năm sau, với tư cách Trưởng ban Tuyên huấn Đoàn thanh niên Cứu quốc Nam bộ, ông thành lập và là Hiệu trưởng Trường Trung học Tiền Phong, một trường vừa học vừa làm. Những học sinh của hai trường nói trên sau này đều là cán bộ cốt cán của cách mạng.

Tập kết ra Bắc, trong gần 15 năm (1955 - 1969), ông là một trong những cán bộ chủ chốt ở văn phòng Bộ Y tế, thành lập Phòng Đối ngoại và Vụ Kế hoạch tài vụ, đều do ông phụ trách. Với cương vị này, ông đã xây dựng nền tảng của môn Tổ chức và Quản lý y tế, đồng thời ông đã thành lập, phụ trách và giảng dạy Bộ môn Hóa lý ở trường Đại học Dược Hà Nội. Trong thời gian đó, ông lại được cử làm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Từ năm 1970 đến 1975, được giao nhiệm vụ về Nam, với tư cách Phó Ban Mặt trận Trí vận Khu Sài Gòn – Gia Định, ông vận động và tập hợp đội ngũ trí thức trong nội thành Sài Gòn đi theo cách mạng và cuối năm 1974, ông thành lập Hội Trí thức yêu nước, tiền thân của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP HCM ngày nay.

Sau 30/4/1975, ông được cử làm Tổng Thư ký Ủy ban Nhân dân Cách mạng TP HCM, sau đó, từ đầu năm 1976, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Y tế, ông được cử kiêm nhiệm Giám đốc Sở Y tế TP HCM: lần đầu tiên trong cả nước Giám đốc Sở Y tế là một dược sĩ. Ở cương vị lãnh đạo ngành y tế thành phố, ông đã chấn chỉnh và quy hoạch lại mạng lưới y dược vừa thống nhất với mô hình chung của cả nước lại vừa thích ứng với điều kiện lúc bấy giờ của thành phố mới giải phóng. Những cải cách của ông đã tạo tiền đề cho bước đổi mới sau này về y dược của thành phố.

Được chuyển về Bộ Y tế 1981 để làm Thứ trưởng thường trực rồi Thứ trưởng phụ trách dược, ông đã chỉnh đốn lại ngành dược theo một hướng mới, thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Dược Việt Nam với hệ thống các Xí nghiệp Liên hợp tỉnh thành. Ông đã đề xuất và được thành lập Công ty Xuất nhập khẩu y tế (Vimedimex) mà trước đó thuộc lĩnh vực độc quyền của Bộ Ngoại thương. Song song, ông đã tổ chức và giảng dạy các môn Tổ chức Y tế và Kinh tế Dược. Đồng thời, ông được cử làm Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam, mà ông đã tham gia thành lập từ năm 1960, và giữ nhiệm vụ này đến ngày nay.

Sau khi Nhà nước có chủ trương đổi mới, ông đã đề xuất và được Bộ Y tế chấp nhận một loạt chính sách trong đó có chính sách một giá thuốc (giá cung cấp nội bộ và giá bán cho dân thống nhất làm một) với thị trường thống nhất trong cả nước, không để bị các ranh giới địa phương chia cắt. Đồng thời ông được phép ký Thông tư để cho dược sĩ mở nhà thuốc tư nhân. Với chủ trương cho thành lập các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn về dược, ông đã thành lập thí điểm Công ty cổ phần Y Dược phẩm Việt Nam, là công ty cổ phần đầu tiên ở nước ta, xem như một mô hình cần phải thực hiện trong thời kỳ đổi mới. Cũng trong thời gian này, ông đã đề nghị và được phép xuất bản Tạp chí Thuốc & Sức khỏe.

Từ khi về hưu năm 1991 đến nay, ông luôn luôn điều hành cúng một lúc 3 đơn vị gắn bó với nhau: một công ty cổ phần về dược, một tạp chí phổ cập về y dược và một tổ chức quần chúng là Hội dược học Việt Nam.

Vào tuổi trên 80 mà vẫn còn hoạt động sôi nổi, khi được hỏi về bước đường phấn đâu trên 60 năm của ông, ông cho biết: “Khó khăn trở ngại thường xuyên ở trước mắt, chưa phải được ủng hộ ngay, nhưng vì dám “cả gan” đương đầu mở đường cho cái mới, lại được nhiều vị lãnh đạo tán thành và được nhiều cán bộ y dược hẫu thuận, cứ mạnh dạn xông lên”. Và danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới mà Nhà nước phong tặng cho ông quả thật xứng đáng với nỗ lực lao động kiên trì và không mệt mỏi của suốt một cuộc đời.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có bức thư viết tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.