Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 22:51 (GMT+7)

Tiến sĩ Nguyễn Công Ngữ, người say men vang

Tiến sĩ Nguyễn Công Ngữ là hậu duệ đời thứ sáu của nhà thơ, nhà kinh tế lớn Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858). Ông sinh năm 1937, học trường Trung cấp kỹ thuật II vào những năm 50 của thế kỷ trước. Saymê học tập nghiên cứu, ông học tiếp Đại học Bách khoa rồi làm nghiên cứu sinh, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Nhiều năm công tác tại Viện công nghệ sau thu hoạch giúp ông định hướng nghiên cứu nhằm phục vụ nông nghiệp nông thôn. Lớn lên ở một vùng quê nghèo Quảng Trị, ông muốn có được những giải pháp đồngbộ, tận dụng hết sản phẩm theo thời vụ của nông dân. Nghiên cứu và sản xuất vang mận Bắc Hà là một trong rất nhiều thành công khác của tiến sĩ.

Cứu bằng được mận Tam hoa

"Thung lũng trắng" ở đây là thung lũng Bắc Hà chuyêntrồng mận nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. Thung lũng này là một tiểu vùng khí hậu có các điều kiện tự nhiên đặc biệt. Lâu nay bà con các dân tộc ít người nghe theo chương trình khuyến nông, khuyến lâm vàđược sự trợ giúp của tỉnh, huyện đã phát triển rất mạnh trồng cây mận Tam hoa. Gọi là "Tam hoa" do đặc tính của cây mận này có ba lần ra hoa rồi mới đậu quả.

Đây là cây "xóa đói giảm nghèo" nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nỗi buồn lại ập đến. ấy là mận thu hoạch rộ, sản lượng rất lớn, bán đi đâu cho xuể, mà bán với giá quá bèo chẳng bằng bỏ đi. Đầuvụ mận quả còn bán được 7.000 - 12.000 đồng/kg, cuối vụ bán 500 - 1.000 đồng/kg mà cũng không được. Mận quả vứt đi dập nát đỏ cả những con đường. Người Mông đã chuẩn bị dao rựa để chặt bỏ mận.

Thời điểm đó, tiến sĩ Nguyễn Công Ngữ cùng phối hợp với một doanh nghiệp nữa đã lên tận Bắc Hà khảo sát thực tế, nghiên cứu việc bảo quản và chế biến.

Ông Nguyễn Huy ứng, Giám đốc Công ty cổ phân xây lắp đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp - FCC kể lại: "Chúng tôi cùng ông Ngữ đã nghiên cứu sản xuất thử nghiệm rượu vang mận Tam hoa (mua ở chợ LongBiên) sau đó đưa lên tận Bắc Hà. Ban đầu huyện còn chưa tin chúng tôi vì hai lý do. Thứ nhất công ty của chúng tôi chuyên về xây lắp làm sao lại sản xuất vang. Thứ hai là đã có rất nhiều đoàn lênkhảo sát, quay phim chụp ảnh nhưng khi về đã không đưa ra được sản phẩm gì. Tuy nhiên, chúng tôi tin vào công nghệ của ông Ngữ và tin vào khả năng của mình và lập tức mở phân xưởng sản xuấtvang.

Chỉ trong vòng một tháng đã cơ bản xây dựng xong đi ngay vào sản xuất. Sau đó, đưa ngay sản phẩm lên Lào Cai cho các lãnh đạo huyện, tỉnh uống thử, đem sản phẩm dự hội nghị thương mại ở Lào Cai, dựlễ hội 100 năm Sa Pa. Rượu vang Bắc Hà đã gây được tiếng vang, tạo được lòng tin của lãnh đạo địa phương. Vụ tháng 6 vừa rồi, huyện Bắc Hà đã cho chúng tôi 5 tấn mận nguyên liệu, trong khi vận chuyểnthối và dập nát mất 1,5 tấn. Số còn lại, chúng tôi sản xuất được 5 vạn chai, tương đương 4 vạn lít vang mận.

Với công nghệ của ông Ngữ, mận quả đã được giữ tươi trong hơn một tháng và từ quả mận này đã chế biến được năm loại sản phẩm khác nhau là: vang mận, mứt sệt, mận nước đường, rượu rum mận và ô maimận. Công ty đã làm đầy đủ các công việc đăng ký chất lượng sản phẩm, mẫu mã, thương hiệu.

Và tạo nên giá trị mới cho hoa trái

Từ khi về hưu (1988), Tiến sĩ Nguyễn Công Ngữ vẫn chẳng có thời gian nghỉ ngơi. Ông lao vào nghiên cứu và đã hoàn thành nhiều đề tài có giá trị. Ông chính là tác giả của công nghệ sản xuất vangHibiscus - sản phẩm được giải cúp vàng trong Hội chợ triển lãm ẩm thực do Bộ Y tế và Liên hiệp các hội KHKT tổ chức.

Hibiscus là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ châu Phi du nhập vào nước ta để làm dược liệu chữa các bệnh về huyết áp, tiêu sỏi mật, lợi tiểu và an thần. Mầu đặc trưng của những đài quả Hibiscusbắt mắt nhà khoa học, thế là ông đi sâu nghiên cứu và sau nhiều năm đã tìm ra bí quyết chiết xuất mầu từ đài hoa Hibiscus để sản xuất rượu vang.

Ông đã phối hợp với một số doanh nghiệp để sản xuất vang Hibiscus (đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước, được giới thiệu tại hội chợ Nuga - Cộng hoà liên bang Đức năm 2001).

Rất nhiều các loại cây hoa quả thông thường của Việt Nam khác cũng đều được ông nghiên cứu thử nghiệm: vang mơ hạnh nhân, một loại sản phẩm sắp ra mắt người tiêu dùng. Cũng là mơ thường ngâm đườngnhưng ông đã tìm ra chất phụ gia nhờ đó mà rút được chất thơm của thịt mơ và hợp chất hạnh nhân trong hạt mơ mà không cần phải đập hạt.

Xưa nay ổi chỉ để ăn nhưng với ông, ổi có thể sản xuất ra vang ổi mầu trong suốt rất hấp dẫn.

Dưa bở ở miền bắc khá nhiều, vào giữa vụ rất rẻ, dưới con mắt của tiến sĩ, dưa bở cũng có thể là nguồn nguyên liệu cho sản xuất vang dưa bở, mầu trắng và hương vị độc đáo.

Ông cũng đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất vang cà-phê. Ông giải thích: chúng ta xuất khẩu cà-phê thứ ba thế giới nhưng người trồng cà-phê vẫn lao đao khi cà-phê rớt giá. Đến nay, không ainghĩ đến việc khai thác thịt quả cà-phê để sản xuất vang. Trước nay, bà con chỉ thu hoạch hạt cà-phê, bỏ đi phần thịt quả rất phí. Phần thịt quả cho lên men sẽ tạo ra một loại vang mầu vàng rất đặctrưng và hương vị cà-phê không lẫn với bất cứ loại quả cây nào. Nếu được quan tâm chế biến sẽ là nguồn lợi lớn.

Theo ông Ngữ, vang của nước ngoài chủ yếu sản xuất từ nho, ở ta cũng có vang nho của Đà Lạt, nhưng không nhất thiết cứ vang là phải dùng nho. Còn rất nhiều loại quả khác có giá trị như nhãn, vảithiều, dâu... đều có thể làm vang.

Là người suốt đời gắn bó với công nghệ sau thu hoạch nên mọi suy nghĩ của tiến sĩ Nguyễn Công Ngữ đều dành cho người nông dân. Ông muốn đem hiểu biết của mình để giúp đỡ họ.

Nguồn: www.nhandan.org.vn ngày 19-1-2004

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.