Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 22:48 (GMT+7)

""Tiến sĩ Lý Huỵnh""

Bây giờ, đi theo đường Hồ Chí Minh, cách Phong Nha chừng 20 km, ngang đoạn Cự Nẫm, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) sẽ gặp những đồi rừng huỵnh cực đẹp rộng cả trăm ha mà dân nơi đây gọi là rừng ông "Tiếnsĩ Lý Huỵnh".

Từ phá rừng đến cứu rừng...

Ông là Ngô Văn Lý, một thương binh - nông dân đã trở thành "nhân vật của Quảng Bình gần 10 năm qua. Gọi ông là "Lý Huỵnh" vì huỵnh là tên loài gỗ rừng ông đã nhân giống thành công.

Ngày môi trường quốc tế (5-6) năm nay ông là một trong ba nông dân của cả nước được vào Phan Thiết nhận giải thưởng môi trường quốc gia. Nhưng gần 30 năm trước trở về từ quân ngũ, ông cũng như baonhiêu người dân Cự Nẫm theo nghiệp sơn tràng. Sáng vác rìu rựa vào rừng khai thác gỗ để bán, tối mịt về nhà nhìn năm chiếc rìu của mấy bố con dựng góc nhà ông ngẫm: một nhà mình đã thế này, cả thônĐông Sơn này bao nhiêu nhà? Cả xã Cự Nẫm, cả cái huyện miền rừng này... e rồi rừng cũng chẳng mọc kịp mà chặt! Sau này mấy đứa con lấy vợ, liệu có tìm ra gỗ mà cất nhà cho chúng? Nghĩ vậy nhưng ôngcũng chẳng biết có cách gì khác hơn. Thế rồi sau một ngày trở về từ rừng, ông Lý nhổ theo vài cây huỵnh con trồng thử. Mỗi ngày kiếm vài cây, cả tháng ông cũng trồng được 300 cây quanh khoảnh vườnđồi nhà mình.

Huỵnh là giống cây mà trong giấc mơ của những người dân nghèo miền Trung ai cũng mong có ngôi nhà cất bằng gỗ của nó. Tuy không tốt như gỗ gõ (gụ), lim, táu... nhưng huỵnh có mầu gỗ đỏ rất đẹp, thânthẳng, rất dẻo dai, đóng được cả bàn ghế giường tủ, đặc biệt là dùng đóng tàu thuyền. Hóa ra cây huỵnh không phải khó trồng. Chịu khó chăm tưới ông thấy cây cũng lên nhanh và xanh tốt. Rồi ông thửtrồng tiêu dưới gốc huỵnh. Tiêu cũng bám vào gốc huỵnh leo lên, xùm xòa. Hơn 10 năm kiên nhẫn như thế, vườn "huỵnh - tiêu" của ông đã nổi tiếng trên vùng đồi Cự Nẫm. Dân trong xóm Cồn Chay theo gươngông Lý đi kiếm cây huỵnh con về trồng trong vườn nhà. Nhưng cây huỵnh con nhổ trồng cũng hiếm dần, ông Lý nghĩ cây mọc được trong rừng thì chắc chắn sẽ nhân giống được. Một chiều, nhìn những tráihuỵnh xoay xoay bay trong gió như đàn bướm, ông chạy theo nhặt về với hy vọng sẽ gieo được giống. Gần một cân hạt huỵnh sau ba tháng ông gieo ươm cứ nằm trơ trơ trong đất. Không nản, ông lại đợi thêmmùa sau. Lần này ông đợi trái huỵnh đã chín mầu nâu bóng như cánh gián mới hái xuống. Chọn hạt từ cây đã có tuổi trên 12 năm chứ không chọn từ cây chưa đủ tuổi. Lần trước ông phơi hạt huỵnh ngoàinắng, lần này ông phơi trong bóng râm. Hạt huỵnh khô được tách vỏ, lấy phần nhân rồi ông chia làm nhiều phương pháp gieo. Một số gieo thẳng bình thường, một số được ngâm vào tro, ủ cho ngậm nướctrương lên rồi gieo vào đất tơi. Mấy hôm sau đã thấy hạt nảy mầm, ông mừng không thể nói hết? Vậy là mấy bố con vào rừng tìm những cây huỵnh già lấy hạt mang về, vườn ươm giống huỵnh của ông "tiến sĩlâm nghiệp" xóm Cồn Chay đã bắt đầu như thế!

Chuyển giao công nghệ và 1 tỷ, 10 tỷ hay 100 tỷ?

Khoảng thời gian này Xí nghiệp Giống cây con miền trung (huyện Bố Trạch) cũng đang tìm tòi thử nghiệm. Khi hay tin về vườn huỵnh ông Lý, ông Phan Thanh Xuân, Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp lúc bấy giờ, đãcùng ông Lê Chiêu Hùng - Giám đốc Xí nghiệp Giống cây con, vào tận vườn ông Lý để thấy kết quả "nghiên cứu". Sau khi nghe ông Lý trình bày cách mình đã thử nghiệm và thành công, không kìm được phấnkhích, ông Thứ trưởng bảo: "Anh xứng đáng được cấp bằng tiến sĩ thực hành". Dĩ nhiên ông nông dân xóm Cồn Chay đâu nghĩ đến cái bằng tiến sĩ vuông tròn thế nào, nhưng có một niềm vinh dự ông khôngthể nào quên được là có một ngày chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng của quê hương ông, đã về thăm ông trong căn nhà bên khu đồi huỵnh mà ông đã dày công chăm sóc. Bên vườn huỵnh của ông Lý,Đại tướng nói: "Trong nhiều năm chúng ta cứ suy nghĩ mãi chuyện trồng cây gì, nuôi con gì? Rồi mang ngoại tệ đi mua giống nước ngoài. Có giống tạo được tán xanh nhưng lại làm kiệt đất, có giống sauthời gian thử nghiệm phải bỏ. Anh Lý đã tạo được giống cây phù hợp, giá trị kinh tế cao, cải tạo đất tốt có thể trồng tiêu dưới gốc huỵnh, thế là trúng rồi!". Và từ năm 1985 đến tận bây giờ, ông Lýđã cung cấp hàng tấn hạt giống cây huỵnh cho không chỉ Xí nghiệp Giống cây con mà nhiều lâm trường, công ty suốt dọc dài miền trung từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... cho đến tận ĐácLắc. Không chỉ cung cấp hạt giống, ông đã "chuyển giao" cái quy trình cho hạt huỵnh nảy mầm mà vợ chồng ông đã dày công mày mò, thử nghiệm cho các đơn vị địa phương. Tất nhiên, ông chuyển giao mộtcách hồn nhiên, không hề đòi... bản quyền hay thù lao. Cũng thời gian này, nhờ tiền bán hạt huỵnh giống ông có vốn đầu tư cho 30 ha rừng ở vùng đồi Khương Sơn. Và thú vị hơn khi cả năm con trai củaông, xưa theo ông làm nghề sơn tràng, nay cũng lập vườn cùng bố chăm sóc cả khu vườn rừng mênh mông này. Cả khu đồi trồng huỵnh chừng 20 ha, còn lại là lát, táu, trầm hương... Rồi hồ cá vây quanhtrang trại, không chỉ cấp nước cho khu vườn nhà năm anh em mà còn cho vài tấn cá mỗi vụ. Nhưng hơn cả là những cây huỵnh trong trang trại của ông ở vào tuổi đang lớn. Vừa qua, tôi có công việc liênhệ với một cơ sở đóng tàu thuyền, ông chủ cơ sở cho biết bây giờ đóng thuyền có tiền chưa chắc đã kiếm được gỗ huỵnh đẹp. Nếu gỗ dài 12 m trở lên giá về đến xưởng là 4 triệu/m3 (gỗ tròn). Nếu tínhriêng 30 ha huỵnh của ông Lý, với mức thấp nhất 1 m3 gỗ/cây (bình quân số huỵnh tại vườn cũ của ông là 2 m3/cây) và chỉ cần 1.000 cây/ha nhân với 30 ha, nhân với 4 triệu đồng thì con số thành là baonhiêu? Tôi không dám tin khi đọc kết quả: 120 tỷ đồng!

Nguồn: Lê Đức Dục - Lam Giang(Báo Tuổi trẻ), www.nhandan.org.vn ngày 09-07-2003

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.