Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 08/11/2022 12:49 (GMT+7)

Tiền Giang: Sáng chế thiết bị rô-bốt theo dõi và chẩn đoán bệnh trên cây dưa lưới

Đây là giải pháp sáng chế do thạc sĩ Võ Lê Ngọc Trâm, giáo viên Trường THCS Xuân Diệu (TP. Mỹ Tho) cùng các cộng sự thực hiện. Giải pháp này được trao giải Khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XIV (2020 – 2021) do đảm bảo các tiêu chí về tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng.

tm-img-alt

Thiết bị rô-bốt do Thạc sĩ Võ Lê Ngọc Trâm cùng cộng sự sáng chế

Với mong muốn ứng dụng công nghệ số để hỗ trợ việc theo dõi, kiểm tra tình trạng sâu bệnh xuất hiện trên cây dưa lưới nhằm có biện pháp phòng trị kịp thời, tránh lây lan và phát tán mầm bệnh, thạc sĩ Võ Lê Ngọc Trâm cùng các cộng sự đã bắt tay vào nghiên cứu, sáng tạo ra “Thiết bị rô-bốt theo dõi và chẩn đoán bệnh trên cây dưa lưới”. Thiết bị này giúp quan sát, kiểm tra, theo dõi và chẩn đoán được một số bệnh phổ biến trên cây dưa lưới như: Bệnh phấn trắng, sương mai giả, thán thư, cháy khô lá, bệnh héo xanh, bọ trĩ…

Thiết bị này hoạt động tương tự như một rô-bốt thu nhỏ trên cơ sở ứng dụng công nghệ số và kỹ thuật cơ, điện tử; trong đó, các dữ liệu, hình ảnh liên quan được số hóa và cập nhật vào phần mềm chuyên dụng. Cấu tạo gồm có: Trung tâm xử lý (Adruinonano); cảm biến nhiệt độ, độ ẩm (DHT11); màn hình LCD 1602 (hiển thị nhiệt độ, độ ẩm được cài đặt); bàn phím ma trận 4 x 4 (cài đặt lịch trình hoạt động cho thiết bị); mô đun tăng áp (cung cấp nguồn điện cho camera); mô đun điều khiển động cơ; camera wifi; điều khiển từ xa (remote)…

Trước khi vận hành, mở công tắc nguồn, camera sẽ được kết nối với máy tính hoặc điện thoại di động thông qua ứng dụng Yoosee; đồng thời, tiến hành cài đặt một số thông tin liên quan như: Kích thước, chiều dài, chiều rộng nhà lưới, số lượng dưa lưới trên từng luống... Việc cài đặt lịch trình hoạt động cho thiết bị rô-bốt có thể thực hiện theo chế độ tự động kết hợp điều khiển thông qua remote (trường hợp hình ảnh cung cấp từ camera chưa rõ, có thể dùng remote điều khiển rô-bốt di chuyển tới lui để quan sát, kiểm tra lại cho kỹ).

Sau khi cài đặt lịch trình hoạt động và khởi động, thiết bị rô-bốt sẽ di chuyển bên trong nhà lưới theo từng luống, chụp lại ảnh của từng cây dưa lưới (bằng camera), gửi dữ liệu về Trung tâm xử lý để chẩn đoán bệnh, đề xuất biện pháp xử lý sâu bệnh (nếu có); đồng thời, gửi kết quả về máy tính (được cài đặt, kết nối) hoặc điện thoại thông minh của người phụ trách kỹ thuật để đưa ra quyết định. Trường hợp khi nhận được hình ảnh từ Trung tâm xử lý thông báo tình trạng bệnh của dưa lưới, nếu chưa thể đưa ra quyết định, cần tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia hay người có chuyên môn, kinh nghiệm, người phụ trách kỹ thuật có thể gửi hình ảnh cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hoặc cửa hàng nông dược để được tư vấn thêm về tình trạng bệnh của cây dưa lưới và cách phòng trị.

Theo thạc sĩ Trâm, việc ứng dụng công nghệ số vào việc vận hành thiết bị này có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, nhóm nghiên cứu sử dụng thuật toán (phầm mềm C++, mã nguồn mở) để nhập dữ liệu, hình ảnh (đã được số hóa) về một số bệnh lý thường gặp trên cây dưa lưới và biện pháp phòng trị thông qua trải nghiệm thực tế và tra cứu, sưu tập tư liệu từ nhiều nguồn. Vì vậy, kết quả chẩn đoán bệnh từ thiết bị là khá chính xác do có sự đối chiếu, so sánh sự trùng khớp giữa hình ảnh quan sát được và dữ liệu, hình ảnh được cài đặt, cập nhật trên phần mềm.

Hiện tại thiết bị rô-bốt này đã được nhóm nghiên cứu hoàn thiện phiên bản thứ hai (sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời thay cho tấm pin sạc và hoàn thiện, bổ sung một số tính năng khác) theo đặt hàng bản quyền của Công ty TNHH Bosch Việt Nam (Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại Cộng hòa Liên bang Đức) để tiến hành thương mại hóa và sản xuất hàng loạt cung cấp cho thị trường các nước.

“Chi phí làm ra thiết bị này chỉ khoảng 3 triệu đồng. Việc ứng dụng công nghệ số tạo ra thiết bị rô-bốt để kiểm tra, theo dõi bệnh trên cây dưa lưới canh tác trong nhà lưới diện tích 500 m2 (mỗi năm canh tác 4 vụ), giúp tiết kiệm trên 50 triệu đồng/năm so với thuê mướn nhân công. Ngoài ra, việc giảm tần suất người ra vào nhà lưới còn giúp hạn chế sự lây lan, phát tán mầm bệnh từ môi trường” – Thạc sĩ Trâm cho biết.

 Theo Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang, giải pháp sáng chế của thạc sĩ Võ Lê Ngọc Trâm có chi phí nghiên cứu thấp nhưng hiệu quả ứng dụng rất khả quan. Thiết bị này có thể nhân rộng và áp dụng tốt cho một số loại rau màu khác canh tác trong nhà lưới thông qua việc cập nhật lại phần mềm, các dữ liệu liên quan đến loại rau màu đang canh tác.

Xem Thêm

Hà Tĩnh: Trao thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng
Sáng 24/6, Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 13, Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng lần thứ 16 năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ tham dự buổi lễ.
Hà Tĩnh: 30 công trình sáng tạo được vinh danh
Sáng 24/6, Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ tổng kết trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ 13 và Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng lần thứ 16 năm 2025, 30 công trình, giải pháp sáng tạo xuất sắc đã được vinh danh.
Kon Tum: Phát huy sức sáng tạo trong thanh thiếu niên, nhi đồng
Thời gian qua, Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Kon Tum (Cuộc thi) đã khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng trong toàn tỉnh, giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai.
An Giang: 25 giải pháp của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật được vinh danh
Ngày 14&15/6, tại TP. Long Xuyên, Hội đồng Giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV (năm 2024–2025) đã tổ chức chấm chọn vòng chung khảo với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, doanh nghiệp, giảng viên Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng Nghề An Giang cùng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp: Lan tỏa tinh thần sáng tạo trong Thanh Thiếu niên, Nhi đồng
Sáng ngày 16/6, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi lần thứ 18, năm 2025. Tham dự có Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi; đại diện lãnh đạo các sở ngành Tỉnh, UBND các huyện, thành phố; quý thầy cô giáo và các học học sinh.
Hà Giang: Tập huấn ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với các chuyên gia thuộc Học viện AI tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp…

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.