Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/09/2020 17:08 (GMT+7)

Tiền Giang: Phản biện Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Sáng ngày 25-9-2020,ông Nguyễn văn Khang, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Tiền Giang đã chủ trì cuộc họp Hội đồng phản biện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi thủy sản khu vực phía Bắc quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang”

Đề án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) làm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn lập Đề án là Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp – PTNT).

Ông  Nguyễn Văn Khang phát biểu

Tại buổi làm việc, các chuyên gia phản biện đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực cho nội dung của Đề án như: Cần điều chỉnh tên gọi của Đề án cho phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu đất đai; quan tâm về mối liên kết giữa khu vực nghiên cứu với với tiểu vùng Đồng Tháp Mười; đề nghị bổ sung bản đồ xâm nhập mặn kết hợp đánh giá cụ thể về nội dung ngăn lũ và chống xâm nhập mặn; cần bổ sung thông tin và có giải pháp ưu tiên về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khi đưa vào mô hình chuyển đổi; khi phân tích swot, chú ý đánh giá chính xác các yếu tố cơ hội, điểm yếu; đề nghị bổ sung bản đồ khu vực đất phèn, bản đồ sinh thái, xã hội; việc đề xuất các nhóm giải pháp phải xuất phát từ mục tiêu, từ việc phân tích thực trạng các yếu tố liên quan nhằm đảm bảo tính lô-gích, tránh trùng lắp...  

Ông Nguyễn Văn Khang – Chủ tịch Hội đồng phản biện cho rằng, các chuyên gia phản biện đã nghiên cứu kỹ và đóng góp ý kiến rất sâu đối với nội dung Đề án. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - đô thị 3 vùng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, vùng nghiên cứu của Đề án thuộc vùng phía Tây (khu vực phía Bắc quốc lộ 1) với tổng diện tích trên 99.000 ha nhưng nội dung Đề án chỉ tập trung nghiên cứu chuyển đổi sản xuất nông nghiệp cho phần diện tích kẹp giữa Bắc quốc lộ 1 - Nam cao tốc (diện tích hơn 16,9 ngàn ha) là chưa đầy đủ, cần cập nhật, bổ sung hiện trạng khu vực từ Bắc cao tốc đến giáp ranh tỉnh Long An (vùng Đồng Tháp Mười). Ngoài ra, trong từng khu vực nghiên cứu, độ phèn của đất khác nhau sẽ thích ứng với từng loại cây trồng khác nhau. Về bản đồ đất, nếu đã cập nhật phải dẫn ra thời gian; việc đánh giá thích nghi đất đai phải chồng bản đồ có cập nhật và cần bổ sung bản đồ xâm nhập mặn...   

Huỳnh Văn Xĩ

Xem Thêm

Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Tin mới

Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.