Thuỷ điện Sơn La khảng định vị thế ngành điện Việt Nam
Dự án tầm cỡ thế kỉ - khẳng định nội lực ngành điện Việt Nam .
Là dự án thuỷ điện mang tầm cỡ quốc tế, lớn nhất khu vực Đông Nam Á và cũng lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, Nhà máy Thuỷ điện Sơn La có quy mô công suất 2.400 MW, mực nước dâng bình thường 215 m, với tổng mức đầu tư dự kiến là 42,5 nghìn tỷ đồng. Để xây dựng công trình, các đơn vị thi công sẽ phải hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ là đào đắp khoảng 11,17 triệu m 3đất đá, đổ 5,2 triệu m 3bê tông và lắp đặt 63 nghìn tấn thiết bị.
Do tầm quan trọng của dự án nên tính toán thiết kế được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ( EVN ) thực hiện hết sức thận trọng. Đơn vị Tư vấn đã nghiên cứu tính toán hàng chục phương án để xác định quy mô tối ưu. Các hạng mục chính như đập dâng, công trình xả lũ, cửa nhận nước, nhà máy thuỷ điện…sử dụng kết cấu bê tông và bê tông cốt thép được tính toán đông thời thoả mãn cả các hệ tiêu chuẩn Việt – Nga và Mỹ. Tuy nhiên, nếu như trước đây khi làm thuỷ điện Hoà Bình, ngành điện Việt Nam phải nhờ sự giúp đỡ rất lớn từ các chuyên gia Liên Xô ( cũ ) thì nay, ở thuỷ điện Sơn La các hạng mục công trình từ thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị và các hạng mục chính như đập đầu mối đều do những kĩ sư, những người thợ Tư vấn Xậy dựng Điện 1, Sông Đà, Licogi, Xây dựng Trường Sơn… đảm nhận. Tiếp sau công trình đường dây 500 kV mạch 2 hoàn thành trong tháng 10/2005 bằng nội lực thì nay những bước đi đầu tiên đầy vững chãi của thuỷ điện Sơn La cũng được ngành điện Việt Nam khẳng định tầm cỡ của mình bằng chính bàn tay, khối óc người Việt.
Dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất nước, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nước nhà phát triển với tốc độ nhanh chóng như hiện nay. Với mục tiêu chính là cung cấp 10,2 tỷ kWh điện mỗi năm, phòng lũ cho hạ du khoảng 7 tỷ m3, góp phần chống lũ và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Băc Bộ và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc. Công trình có tác dụng tích cực làm tăng trưởng tống sản phẩm ( GDP ) cho vùng Tây Bắc giải đoạn 2011 – 2020 đạt 9 %/năm.
Cơ chế ưu đãi cho công trình.
Theo Quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì dự án sẽ khởi công trong năm 2005, phát điện tổ máy thứ nhất vào năm 2012 và hoàn thành năm 2015. Tuy nhiên, theo ông Đào Văn Hưng, Tổng Giám đốc EVN, nhận thức được lợi ích của dự án nếu vận hành sớm một năm sẽ tạo doanh thu 500 triệu USD, tiết kiệm hơn 5 triệu tấn than để sản xuất một sản lượng điện năng tương đương, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về dự án thuỷ điện Sơn La do Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng ban và có những cơ chế dặc biệt khi thực hiện. Cụ thể, thiết kế dự án nhà máy được Chính phủ cho phép lập theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 bao gồm chọn các thống số chính công trình như chọn tìm tuyến đập, tuyến năng lượng, bố trí tổng thể công trình, sơ đồ dẫn dòng và các giải pháp thi công, lập tổng mặt bằng xây dựng. Giai đoạn 2 cần hoàn thành toàn bộ thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán công trình, Chính phủ đã cho phép áp dụng cơ chế 797/CP chọn tổ hợp nhà thầu tham gia xây lắp công trình. Tổng Công ty Sông Đà được giao tổng thầu dự án.
Do những ưu đãi của Chính phủ, với quyết tâm của chủ đầu tư, dự án phấn đấu chạy tổ máy vào năm 2010, hoàn thành dự án sớm hơn 2 năm so với tiến độ, tức là khánh thành vào năm 2013, sớm cung cấp được sản lượng điện năng to lớn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Giờ G đã điểm.
Với sự chỉ đạo tích cực của Ban chỉ đạo Nhà nước và sự điều hành của EVN - chủ đầu tư, đến nay, công trình đã thực hiện xong một khối lượng công việc khá lớn. Đó là, đào đất đá 8,3 triệu m 3(trong đó phần công trình là 6,1 triệu m 3/11,7 triệu m 3, đạt 52% so với tổng khối lượng theo thiết kế), đắp đất đá các loại 900.000 m 3, đổ 200.000 m 3bê tông cống và kênh dẫn dòng, san nền 450 ha. Công trình cũng đã cơ bản xây dựng xong 90 km đường giao thông ngoài công trường, 35 km đường giao thông trong công trường, dưa vào sử dụng 2 cầu bắc ngang sông Đà (mỗi chiếc có chiều dài 460 m) và đã thi công dược 65% khối lượng cầu vĩnh cửu Mường La.
Cũng theo Tổng Giám đốc Đào Văn Hưng, hiện nay, EVN đã thi công nâng cấp bệnh viện huyện Mường La với 150 giường bệnh; trạm trực cấp cứu hiện trường; nâng cấp mở rộng trường phổ thông trung học; xây dựng mới và nâng cấp cải tạo trường tiểu học và mẫu giáo, Đài Truyền hình, Nhà văn hoá, sân vận động, chợ, bến xe, nghĩa trang… với tổng giá trị khối lượng đã thực hiện khoảng 1.950 tỷ đồng. Các công trình trên đều đã được đưa vào sử dụng, bước đầu đáp ứng yêu cầu cơ bản về sinh hoạt văn hoá, tinh thần của lực lượng tham gia thi công trên công trường cũng như nhân dân trên địa bàn huyện lỵ Mường La.
Với những công việc đã và đang thực hiện di dân lòng hồ Sơn La (phần dưới cao độ 140 m), hoàn thành thiết kế thuật giai đoạn 1 – hạng mục có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình khởi công thuỷ điện, CBCNV toàn ngành điện đã tiến hành ngăn sông Đà và khởi công xây dựng nhà máy trước gần 1 tháng. Giờ đây, trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, hơn 5 ngàn con người đến từ các Tổng Công ty mạnh trong lĩnh vực xây dựng và thi công các công trình điện như Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam, Tổng Công ty Licogi, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn vẫn đang miệt mài lao động hăng say vì ngày mai tươi sáng, để dòng điện thắp lên trên khắp mọi miền đất nước.
Nguồn: Điện và đời sống, số 80, 12 - 2005, tr 2