Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 10/01/2006 00:23 (GMT+7)

Thương tiếc Giáo sư N.I.Nikulin, nhà Việt Nam học nổi tiếng

Suốt gần nửa thế kỷ qua, trong những năm tháng chiến tranh ác liệt cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng lại đất nước, khi Liên bang Xô viết còn tồn tại cũng như trong thời gian chuyển đổi mô hình chính trị ở nước Nga hiện nay, GS Nikulin luôn luôn là một người bạn đường thủy chung gắn bó với chúng ta và có nhiều đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu, giới thiệu nền văn học Việt Nam ra thế giới.

Vốn xuất thân là một cán bộ phiên dịch tiếng Việt của Ðại sứ quán Liên Xô ở ta trong những năm 50 thế kỷ trước, từng nhiều lần được gặp Bác Hồ kính yêu, kiên trì trau dồi tiếng Việt và đi sâu vào văn học Việt Nam, GS Nikulin dần dần đã trở thành một chuyên gia hàng đầu về văn học Việt Nam, từng đảm nhận chức vụ Trưởng ban nghiên cứu văn học Á - Phi của Viện Văn học thế giới mang tên M.Gorky, trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Ông là tác giả của hàng trăm công trình lớn nhỏ nghiên cứu văn học Việt Nam và một phần văn hóa Việt Nam từ ngọn nguồn cho tới thời kỳ hiện đại, đã lớn tiếng khẳng định những giá trị nhân văn lớn lao trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Ðình Chiểu, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh...

Ông cũng có công trong việc dịch nhiều tác phẩm cổ điển và hiện đại của Việt Nam ra tiếng Nga, góp phần bắc nhịp cầu hữu nghị nối hai dân tộc. Giáo sư cũng có những phát hiện quan trọng về tình bạn giữa nhà yêu nước và nhà văn Việt Nam Kỳ Ðồng (1875-1929) với nhà danh họa Pháp Gauguin (1848-1903), trong thời gian Kỳ Ðồng bị thực dân Pháp lưu đày ra đảo Tahiti; về mối thiện cảm của một người Việt Nam sống ở Bồ Ðào Nha vào cuối thế kỷ XIX là Philiphe Bỉnh đối với nước Nga và cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Nga năm 1812; về hình ảnh Việt Nam dưới cái nhìn tinh tế của một nhà thơ Nga đầu thế kỷ 20 là Nikolai Gumiliov (1886-1921), chồng của nữ thi sĩ tài hoa Anna Akhơmatova, trong một chuyến viễn du vòng quanh thế giới bằng tàu biển...

Trong gần 50 năm qua, Giáo sư Nikulin đã sang thăm Việt Nam đến 20 lần và đã từng đặt chân đến nhiều nơi trên đất nước ta, từ miền Tây Bắc xa xôi đến TP Hồ Chí Minh sôi động, đã tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động văn học nghệ thuật nổi tiếng khắp mọi miền đất nước như GS Nguyễn Khánh Toàn, Ðặng Thai Mai, Hoài Thanh, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Ðoàn Giỏi, Tô Hoài, Chu Văn, Nguyễn Ðình Thi, Anh Ðức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu...

Ðặc biệt trong những ngày pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ đánh vào thủ đô Hà Nội, từ Mátxcơva xa xôi, ông vẫn chăm chú theo dõi tình hình chiến sự và gửi thư cho bè bạn Việt Nam để động viên khích lệ vì "nỗi đau này không của riêng ai".

Vào đúng ngày đầu tiên của năm mới 2006, Giáo sư Nikulin đã đột ngột ra đi ở tuổi 75, để lại niềm thương tiếc vô hạn cho các bạn đồng nghiệp Nga - Việt, cho tất cả những ai đã từng công tác, từng tiếp xúc với giáo sư trong suốt nửa thế kỷ qua. Hình ảnh của Giáo sư Nikulin, một nhà khoa học uyên bác, một người bạn đôn hậu chí tình sẽ đọng lại mãi trong tâm trí chúng ta.

Nguồn: nhandan.com.vn 6/1/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.