Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 31/03/2006 23:36 (GMT+7)

Thư viện trường học: Chuẩn thấp - Thực tế thấp hơn

Nhưng trên thực tế, với nhiều HS, thư viện trường học chưa phải là nơi đến quen thuộc...   

Có lạm phát thư viện chuẩn?

Theo thống kê của Sở GD-ĐT, trên 60 trường THPT, chỉ vỏn vẹn 8 trường THPT có thư viện không đạt chuẩn sau đợt kiểm tra nói trên, còn lại 23 trường tiên tiến, 16 trường xuất sắc và thấp nhất là đạt chuẩn có 13 trường. Riêng khối THCS trong 161 trường thuộc 21 quận huyện đuợc thống kê có 77 trường đạt chuẩn, 64 trường tiên tiến, và 20 trường xuất sắc.

Có thật hệ thống thư viện các trường ở TP.HCM đã quá tốt, hay đã có một sự lạm phát thư viện chuẩn như ý kiến của một số nhân viên thư viện thâm niên?

Một nhân viên thư viện cho chúng tôi xem bảng tiêu chuẩn đánh giá thư viện đạt chuẩn. Có tất cả 5 tiêu chuẩn (với 30 yêu cầu) được Sở GD-ĐT sắp xếp lại từ chuẩn của Bộ GD-ĐT như: “có giá đựng sách báo, có tủ hoặc mục lục, sổ mục lục, bảng giới thiệu sách...” (chẳng lẽ thư viện mà lại không có đến thứ này?). 

Một số ít tiêu chuẩn được định lượng cụ thể: “Chỉ cần tối thiểu 50m 2để làm phòng đọc và kho sách là thư viện có đủ điều kiện để hoạt động”. Nhưng thực tế diện tích như vậy là quá nhỏ để có thể đáp ứng nhu cầu đọc và mượn sách của HS. 

“Tối thiểu có 20 chỗ ngồi đọc cho GV và 25 chỗ cho HS”, trong khi trung bình một trường THPT hiện nay cũng đã trên 2.000 HS (nhiều trường có đến 3.000-4.000 HS). Một nhân viên có tâm huyết lâu năm với nghề tiết lộ: “Trong nghề với nhau, chúng tôi biết có thư viện mà phòng đọc và kho sách chỉ nhỏ như cái lớp học tức là chỉ tương đương 48m 2. Như vậy thì làm sao đảm bảo cho HS có điều kiện đọc sách thoải mái?”.

Trong khi những yếu tố quan trọng khác như số lượng  đầu sách, chủng loại sách mới hay cũ, cung cách quản lí của nhân viên thư viện... hoạt động của thư viện chỉ được nêu  rất ít hoặc không thấy đề cập đến. Một cán bộ quản lý cho rằng “do tiêu chí đánh giá dựa trên mặt bằng chung của cả nước nên đối với TP.HCM có vẻ dễ hơn (?)”. Những tiêu chuẩn đã dễ lại được  tổ chức kiểm tra “chéo” (đối với khối THPT) theo kiểu... từng cặp trường kiểm tra lẫn nhau  khiến “nhà nhà đều đạt chuẩn” là điều dễ hiểu

Cuối tháng 10, chúng tôi tìm đến một số thư viện trường THPT được xếp vào lọai tiên tiến, xuất sắc để “mục sở thị” tác động của thư viện đối với HS thế nào. Ở Trường THPT bán công D. (quận 10), chúng tôi hỏi thăm một tốp khoảng 10 học sinh nhưng chỉ duy nhất một HS biết chính xác thư viện trường nằm ở vị trí nào (?). Đây là thư viện đạt danh hiệu xuất sắc nhưng phòng đọc chỉ có 9 bàn mỗi bàn 4 ghế. Bên cạnh đó lại có đến 14 ghế không có bàn cho HS ngồi đọc.

Một HS lớp 11 của trường cho biết: “Thỉnh thoảng, những lúc sắp có kiểm tra, tụi em mới dám giành thời gian nhiều hơn để vào thư viện tìm tài liệu tham khảo. Nhưng... khó tìm được sách hay để đọc”. Một HS khác cho biết: “Hầu như chỉ có HS cấp 3 vào thư viện, HS cấp 2 ít thấy lắm!”.

Đến thư viện Trường THPT bán công H. ở Q.Phú Nhuận, một thư viện đạt tiên tiến, lại thấy... buồn hơn. Cả thư viện chỉ có đúng 30 chỗ ngồi đọc sách báo cho cả GV và HS được xếp cạnh vài kệ sách. Thư viện cũng cũ kỹ ẩm thấp như nhiều phòng học khác ở ngôi trường đã xuống cấp này.

Hỏi một tốp HS lớp 10 đang học thể dục, chúng tôi nhận đựơc những cái lắc đầu: “Tụi em không biết thư viện trường có những sách gì đâu! Mượn như thế nào, trong bao lâu cũng không biết!”. Một nhóm ba HS lớp 11 khác có vẻ thường đến thư viện hơn thì kể: “Tụi em mượn sách không khó, nhà trường cũng không khắt khe đối với việc mượn và trả muộn hay sớm nhưng sách thư viện không phong phú để lựa chọn".

Nhân viên thư viện: vừa làm vừa học

Sức sống của thư viện phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nghiệp vụ, quản lý của người phụ trách thư viện. Thế nhưng đội ngũ này đa số không chuyên nghiệp và thiếu ổn định.

Theo thống kê chưa đầy đủ của công ty sách thiết bị trường học, trên khỏang 50 trường THPT (chủ yếu là trường công lập bán công), trong số nhân viên chuyên trách thư viện có 11 người hoàn toàn không có nghiệp vụ, 22 người trình độ sơ cấp (đã qua khóa bồi dưỡng ngắn hạn), 13 người có trình độ trung cấp (qua trường lớp), 3 người CĐ và 9 người ĐH. 

Còn khối quận huyện (các trường tiểu học, THCS) thì đa số chuyên trách có trình độ sơ cấp. Tuy nhiên cũng theo một cán bộ phụ trách ở đây, đa số  trình độ sơ cấp của nhiều nhân viên này... là vừa mới được công nhận qua khóa bồi dưỡng một tuần lễ theo kiểu “cầm tay chỉ việc” về kiến thức nghiệp vụ cơ bản do công ty sách thiết bị trường học phối hợp với Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật tổ chức cách nay khoảng 3 tháng.

Trong khi đó, TP.HCM mỗi năm có khoảng 300 HS, SV tốt nghiệp chính quy ngành thư viện, chỉ riêng trường ĐH KHXH&NV, hằng năm số SV tốt nghiệp chuyên ngành Thư viện - Thông tin đều trên 100. Nhưng số SV này không làm việc theo chuyên môn mình đã học mà tìm cách trụ ở các văn phòng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, vào những thư viện của các trường ĐH, đi làm báo hoặc vào  các công ty tư nhân làm nhiệm vụ văn thư, thư ký. 

Có ai đó chịu về trường phổ thông thì cũng chỉ là phương cách tạm bợ trong khi chưa tìm được chỗ tốt hơn. Bởi một thực tế: lương của người làm công tác thư viện quá thấp - theo nhiều nhân viên thư viện - có khi là mức lương thấp nhất. 

Thực tế đó khiến không ít nhân viên thư viện trở thành người đơn thuần làm công việc giữ sách, mở cửa theo giờ hành chính. Thêm vào đó, hầu như các thư viện THPT đều hoạt động theo phương cách quản lý cũ, vẫn dựa vào sổ sách cùng những phiếu đăng ký tay nên việc quản lý thư viện không mấy hiệu quả so với một số thư viện ở trường ĐH đã áp dụng phương pháp quản lý dữ liệu, thông tin bằng máy tính.

Bên cạnh đó, việc tuyển dụng cán bộ thư viện trực thuộc hoàn toàn vào Sở Văn hóa thông tin trong khi ngành giáo dục chỉ tuyển giáo viên. Các trường khi cần nhân viên thư viện thường tự tuyển theo diện hợp đồng và gởi hồ sơ về Sở (hoặc phòng GD). Vì vậy, nhiều nơi xem bộ phận thư viện là nơi giải quyết GV dôi dư, GV không còn khả năng đứng lớp.

Đó là chưa nói đến cái hồn của thư viện là sách. Nhân viên thư viện một trường THPT ở quận 3 cho biết: “Trước đây chi phí mua sắm thiết bị chiếm khoảng 10% ngân sách cấp cho một đơn vị. Trong đó có 8% mua sắm thiết bị và 2% sách thư viện (với số lượng trên 2.500 HS khoảng hơn 30 triệu đồng/năm). 

Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, kinh phí này không còn, nên thư viện chỉ mua sách mới từ nguồn quỹ của trường, nguồn này chắc chắn ít hơn ngân sách. Mà chỉ cần 2 năm không bổ sung sách, thư viện sẽ "già" đi, những thông tin mà người đọc thu nhận được ở đây trở nên lạc hậu. Như vây, thư viện làm sao thu hút được người đọc, nhất là học sinh luôn ham thích cái mới... ”.

Vì vậy chúng tôi không lạ khi nghe HS của một trường THPT có tiếng của TP (có thư viện được đánh giá xuất sắc) than: “Ở thư viện trường em sách truyện và sách tham khảo nhiều nhưng tin học và ngoại ngữ không đa dạng. Nhiều cuốn sách thư viện thông báo là sách mới nhưng em xem qua lại thấy nội dung sách đã cũ so với thị trường sách bên ngoài. Vì vậy, nên khi muốn tìm tài liệu tham khảo, em vẫn phải đi nhà sách...”.

Nguồn: tuoitre.com.vn  21/3/2006

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.