Thư viện sách nói điện tử và trình đọc màn hình tiếng Việt: Mở cửa bóng tối
Thậm chí có một cửa sổ cho phép người mắt kém có thể phóng lớn chữ, chọn màu nền - văn bản tương phản để đọc tốt hơn. “So với loại sách nói hiện nay chỉ đơn giản được đọc và thu trên băng cassette thì sách kỹ thuật số tiện ích hơn gấp nhiều lần” - Đặng Hoài Phúc, phó giám đốc Sao Mai, chủ nhiệm dự án, cho biết.
Hiện nay, tất cả các trình đọc màn hình đều là phần mềm thương mại với giá rất cao như Jaws (895 USD), Window-eyes (795 USD). Hệ điều hành Linux cũng có khá nhiều chương trình đọc màn hình nhưng người khiếm thị chưa thể tiếp cận vì trình độ tin học còn rất hạn chế. Hơn nữa, các trình đọc màn hình này chỉ hỗ trợ một số ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp, Đức...
Trình đọc màn hình của Trung tâm Sao Mai sẽ là một phần mềm có nhiệm vụ lấy tất cả thông tin trên màn hình, đọc lên cho người khiếm thị tiếp cận thông tin. Dự án sẽ phát triển một bộ tổng hợp âm tiếng Việt, một trình đọc màn hình và tích hợp bộ đọc.
“Đây là chương trình đọc màn hình phổ biến nhất trên Windows hiện nay. Nhiệm vụ của nhóm là hoàn thành phiên bản 1.0 cho trình đọc màn hình tiếng Việt trên Windows, hoàn tất module duyệt web bằng màn hình chữ nổi (có thể xử lý tiếng Việt dạng Unicode, Vni, ABC...), tổ chức hướng dẫn sử dụng, quảng bá và phân phối phần mềm đến các đơn vị dành cho người khiếm thị và các lập trình viên tình nguyện - Phúc cho biết - Một ưu điểm nữa là chương trình cho phép bản địa hóa. Nghĩa là nếu có bộ tổng hợp âm của một ngôn ngữ khác, chương trình tích hợp bộ đọc đó vào và cho ra ngay một chương trình đọc màn hình theo tiếng của nước đó”.
Nguồn: tuoitre.com.vn 12/11/2005