Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 20/05/2022 14:59 (GMT+7)

ThS. Nguyễn Hoài Sơn – Vẹn tròn niềm đam mê nghiên cứu khoa học

Một người con của quê hương Đất Tổ Phú Thọ nhưng đã gắn bó với vùng đất Phú Yên gần 40 mươi năm nay. Dù trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, nhưng có một điều không hề thay đổi trong ông đó là niềm đam mê nghiên cứu khoa học lĩnh vực văn hóa và sử học.

Ông chính là ThS. Nguyễn Hoài Sơn, Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên; Tổng Biên tập Tạp chí Trí thức (2008-2018). Hiện nay dù đã nghỉ hưu, ông vẫn đam mê công tác nghiên cứu khoa học; là Ủy viên Hội đồng cấp tỉnh thẩm định hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích; Ủy viên Hội đồng Tư vấn Kinh tế - Văn hóa – Xã hội thuộc UBMTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên.

tm-img-alt

Ths. Nguyễn Hoài Sơn được LHHVN  vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ năm 2015

Từ Bắc vô Nam

Sinh ra và lớn lên ở xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, vừa tốt nghiệp phổ thông trung học niên khóa 1977-1978, Nguyễn Hoài Sơn tạm biệt quê nhà để lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường Campuchia 5 năm. Năm 1983, Nguyễn Hoài Sơn phục viên và tiếp tục ôn thi, đậu vào Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Năm cuối đại học, Nguyễn Hoài Sơn đến Phú Yên thăm người cô họ lấy chồng về đây. Rất nhanh chóng, cảnh vật và con người nơi này đã cuốn hút chàng trai đất Tổ. Một mình rong ruổi trên chiếc xe đạp từ Phú Lâm lên đến xã Hòa Mỹ Đông, qua những cánh đồng mướt xanh, bát ngát, mương nước chạy dọc dài, chàng cử nhân trẻ đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình, thơ mộng. Thấy gia đình cô sống hạnh phúc, người dân miền quê đôn hậu, thật thà và mến khách, Nguyễn Hoài Sơn đã nảy sinh ý định gắn bó đời mình với vùng đất mới. Cuối năm 1986, sau khi tốt nghiệp đại học, chàng tân cử nhân quyết định xin về công tác tại huyện Tuy Hòa.  Nhiệm vụ đầu tiên được phân công là công tác ở đội thông tin lưu động thuộc Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, về các xã thực hiện chiếu video là một phần việc của Nguyễn Hoài Sơn khi đó. Được đến khá nhiều xã ở huyện lúa Tuy Hòa, Nguyễn Hoài Sơn thích thú trước cảnh sắc nên thơ của nơi này. Ban đêm chiếu video phục vụ bà con, ban ngày ông lân la trong các thôn, xóm, gặp gỡ người dân, nghe họ kể nhiều câu chuyện dân gian và ghi chép lại một cách cẩn thận. Những chuyến đi thâm nhập thực tế của Nguyễn Hoài Sơn càng nhiều, thì hơi thở của vùng đất này càng “thẩm thấu” vào ông. Và chàng trai đến từ đất Tổ dần cảm nhận một vẻ đẹp khác ngoài cảnh quan thiên nhiên, sâu sắc hơn những gì đang hiện hữu trước mắt. Đó là vẻ đẹp về chiều sâu văn hóa của Phú Yên trong dòng chảy lịch sử. Từ đó đã nảy sinh niềm đam mê nghiên cứu về văn hóa, lịch sử vùng đất mới.

tm-img-alt

Các công trình nghiên cứu khoa học của Ths Nguyễn Hoài Sơn

Dấu ấn những công trình nghiên cứu

Xuất thân từ cán bộ văn hóa thông tin, đã trải qua những tháng năm trong quân ngũ và được đào tạo bài bản về lĩnh vực chuyên ngành lịch sử, văn hóa, Thạc sĩ Nguyễn Hoài Sơn đã dành trọn sự yêu mến cũng như tâm huyết, niềm đam mê nghiên cứu của mình để tôn vinh giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Phú Yên bằng những công trình nghiên cứu đã xuất bản như: Truyện cổ Tuy Hòa (Hội Văn nghệ dân gian và Văn hóa các dân tộc tỉnh Phú Yên xuất bản 2001); Tuy Hòa môi trường văn hóa và phát triển (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên xuất bản 2003); Tín ngưỡng dân gian làng biển Đông Tác (Nxb. Văn hóa các dân tộc 2011); Di sản văn hóa đá ở Phú Yên (Nxb. Khoa học xã hội 2011); Đá Bia huyền ảo (Nxb. Khoa học xã hội 2013); Văn hóa dân gian làng cổ Hoành Lâm (Nxb. Khoa học xã hội 2017). Hai tác phẩm: Tín ngưỡng dân gian làng biển Đông TácVăn hóa dân gian làng cổ Hoành Lâm đã được UBND tỉnh Phú Yên trao 02 giải B – Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên giai đoạn (2010-2015) và (2015 -2020). ThS. Phan Thanh Bình, Tổng thư ký Hội Sử học, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Phú Yên nhận xét: Thạc sỹ Nguyễn đã dành nhiều tâm huyết để tôn vinh giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bằng Tuy Hòa. Ông chủ biên và đồng chủ biên nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, đặc biệt là công trình về Di sản văn hóa đá ở Phú Yên - một đề tài mới mà giới nghiên cứu đều đánh giá là rất khó nhưng kết quả nghiên cứu thể hiện rất sâu sắc.

Ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn các chuyên ngành khác, Thạc sỹ Nguyễn Hoài Sơn cùng với đồng nghiệp đã dành nhiều tâm huyết, dày công nghiên cứu và xuất bản nhiều công trình khoa học có giá trị như: Địa chí tỉnh Phú Yên (Nxb. Chính trị quốc gia sự thật 2003); Làng, Buôn, Pley cổ ở Phú Yên (Nxb. Khoa học xã hội 2011); Chân dung Trí thức – Doanh nhân Phú Yên (Nxb. Thông tin và Truyền thông 2017); Văn học dân gian Tuy An (Nxb. Thông tin và Truyền thông 2017); Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã An Ninh Đông (Nxb. Chính trị quốc gia sự thật 2019), Tiến sĩ Phú Yên (Nxb. Thanh Niên 2019), Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã An Mỹ (Nxb. Chính trị quốc gia sự thật 2021); Địa chí Tuy An (Nxb. Chính trị quốc gia sự thật 2021); Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã An Chấn (Nxb. Chính trị quốc gia sự thật 2021); Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã An Thạch… TS. Đào Nhật Kim, Trưởng Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Phú Yên nhận xét: “ThS. Nguyễn Hoài Sơn là một trí thức có niềm đam mê nghiên cứu khoa học cháy bỏng. Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử qua những công trình đã xuất bản, ông đã đưa vào công trình nghiên cứu của mình những hiểu biết sâu sắc và những đúc kết tinh tế từ nhiều chuyến đi điền dã. Hàng loạt công trình, bài viết đã công bố của ông thể hiện năng lực, sự đam mê nghiên cứu về văn hóa, lịch sử và hơn nữa là tình yêu ông dành cho vùng đất Phú Yên, nơi ông đã xem là quê hương thứ hai của mình”.

Năm 2021, công trình  Tục ngữ, Câu đố, Ca dao Tây Hòa – Di sản văn hóa một vùng đất được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tặng giải Ba B (không có giải Nhất) – Giải thưởng chuyên ngành năm 2021. Công trình đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam cấp giấy phép xuất bản nhằm phổ biến rộng rãi vốn di sản văn học dân gian qúi báu của vùng đất Tây Hòa đến đông đảo bạn đọc gần xa. Đây là niềm vui lớn, là những đóng góp mới của tác giả Nguyễn Hoài Sơn trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Phú Yên trong thời kỳ mới. Đề cập đến tác phẩm Tục ngữ, Câu đố, Ca dao Tây Hòa – Di sản văn hóa một vùng đất của Nguyễn Hoài Sơn, TS. Nguyễn Định - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian và Văn hóa các dân tộc tỉnh Phú Yên nhận xét: Thạc sỹ Nguyễn Hoài Sơn đã dành trọn sự yêu mến cũng như tâm huyết, niềm đam mê nghiên cứu của mình để tôn vinh giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Phú Yên nói chung và huyện Tây Hòa nói riêng. Những công trình nghiên cứu của ông giúp người đọc, nhất là thế hệ trẻ, có thêm những hiểu biết, nhận thức được đầy đủ hơn giá trị nhiều mặt từ kho tàng di sản văn hoá dân gian do ông cha truyền lại cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Những công trình nghiên cứu khoa học và những đóng góp của Thạc sỹ Nguyễn Hoài Sơn trong nhiều lĩnh vực: công tác chuyên môn, nghiên cứu lịch sử, văn học nghệ thuật, báo chí, xuất bản suốt mấy thập kỷ qua, thể hiện ý chí, nghị lực, tinh thần lao động nghiêm túc, đầy nhiệt huyết của một trí thức có niềm đam mê nghiên cứu khoa học và một điều ẩn sâu trong đó như lời tác giả Nguyễn Hoài Sơn bộc bạch là tình yêu ông dành báo đáp vùng đất ông đã gắn bó gần 40 năm qua và xem là quê hương thứ hai của mình. Ân tình sâu nặng ấy của ông thật đáng quí, đáng trân trọng. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học còn cháy bỏng trong Thạc sỹ Nguyễn Hoài Sơn, người viết bài này tin tưởng sẽ tiếp tục được đón nhận những công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử có giá trị của ông trong tương lai. Và đó chính là điều quý giá nhất, tấm lòng trọn vẹn với khoa học chuyên ngành lịch sử, văn hóa của một người con sinh ra nơi đất Tổ và đã trưởng thành, gắn bó với mảnh đất Phú Yên suốt mấy thập kỷ qua.  

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

An Giang: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ
Trí thức khoa học công nghệ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Tại An Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) đã khẳng định vai trò là "người dẫn đường", kết nối và phát huy năng lực của đội ngũ trí thức.
Bình Thuận: Công tác phối hợp các hội thành viên gắn kết và hiệu quả
Công tác phối hợp với các hội thành viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội tỉnh. Trong những năm qua nhất là trong năm 2024, công tác phối hợp với các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội đã đạt được nhiều kết quả trong tổ chức hội thảo khoa học.
Yên Bái: Hội nghị Ban chấp hành lần thứ X
Chiều ngày 19/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (LHH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ X, khoá V, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng) nhằm tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Ông Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì Hội nghị.