Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 22:56 (GMT+7)

Thomas Edison - Nhà phát minh vĩ đại của nhân loại

Bị đuổi học, Tôm phải sống một cuộc sống rất nặng nề, cha thường xuyên đánh, bạn bè thì chế giễu. Tuy thế lòng ham học của Tôm không hề giảm sút, trong căn hầm nhỏ của ngôi nhà - nơi mà Tôm biếnthành phòng thí nghiệm, em vẫn miệt mài đọc các sách lý hoá và dần dần em đã đi sâu vào môn khoa học đó. Một sự việc bất ngờ xảy ra đã đưa cuộc đời Tôm sang một bước ngoặt. Hôm đó Tôm và chị gáiTania ra ga chơi. Lúc đó một điện báo viên nhà ga có vợ và con đến thăm, ông ta chạy ra đón con rồi vào làm việc tiếp, để cậu con 3 tuổi chơi quả bóng. Bất ngờ quả bóng tuột khỏi tay cậu bé, lăn vàogiữa hai thanh ray đường tàu và mắc ở đấy. Cậu bé ngồi gỡ, vừa lúc ấy một đoàn tàu lao vào ga với tốc độ nhanh. Muộn mất rồi, không thể chạy đến kéo bé ra. Đúng lúc ấy Tôm quyết định lao ra nằm úpsấp lên em bé, ép chặt em xuống đất. Đoàn tàu chạy ầm ầm trên đầu hai em. Mọi người há mồm, đứng sững kinh hãi. Khi tàu chạy qua, Tôm và em bé đứng lên bình yên vô sự. Người cha em bé đang nhủn ngườiđi vì đau đớn bỗng sướng như điên, ông ôm Tôm vào lòng và định biếu Tôm ít tiền để ăn quà. Tôm từ chối số tiền đó, cậu ngỏ ý muốn học nghề điện báo. Dĩ nhiên người điện báo viên đó đồng ý. Chỉ mộtthời gian ngắn cậu bé học nghề đó đã vượt thầy. Không những thế Tôm còn làm được cả một máy điện báo xinh xinh dùng được, bằng toàn ống bơ và hộp sắt. Đây là sáng chế đầu tiên của cậu bé thiên tàiEdison.

Nhưng cha cậu - ông Samuen Edison, không hài lòng chút nào. Với ông, những trò của cậu con thật vô bổ, nó coi thường những lời dạy bảo của ông. Một buổi chiều ông Samuen bắt Tôm phải vứt tất cả mọiđồ thí nghiệm của em đi. Tôm quá bực dọc nên quyết định bỏ nhà ra đi. Khi cậu vừa ra khỏi nhà thì mẹ cậu đột nhiên nổi cơn đau bụng dữ dội, lúc ấy cha cậu đi xa chưa về. Chị gái cậu là Tania chạy raga kịp gọi Tôm về. Tôm lập tức đi gọi bác sĩ còn Tania lên tàu đi Đi-tơ-roi để tìm anh trai cả là Bin. Bác sĩ đến chẩn đoán mẹ Tôm bị đau ruột thừa phải mổ gấp nhưng lúc ấy trời đã tối, mổ trong ánhsáng tù mù rất nguy hiểm, bác sĩ loay hoay không biết phải làm sao. Tôm chợt nghĩ ra một cách: Cậu đến hiệu tạp hoá định mượn một cái gương to nhưng cửa hiệu đã đóng. Không chút do dự, cậu đập vỡ cửakính bê cái gương ra. Cậu để gương lên bàn, đốt tất cả các đèn nến để trước gương, ánh sáng phản chiếu từ gương hắt lên hố định dùng làm bàn mổ sáng như ban ngày. Bác sĩ rất mừng, ông lập tức bắt tayvào việc, và mẹ cậu đã được cứu thoát khỏi cơn hiểm nghèo.

Trưa hôm sau, Tôm ra ga đón chị Tania và anh Bin. Cả nhà ga cũng lo sợ vì vừa nhận được điện báo chiếc cầu trên đường Pathurôn - Đi-tơ-roi bị gãy mà tàu số 7 đang lao vùn vụt trên theo hướng đó. Trêntàu ấy có cả anh Bin và chị Tania. Mọi người ở nhà ga kêu khóc và chạy lung tung, bối rối không biết phải làm sao. Lúc đó, một đầu tàu đi qua chợt kéo một hồi còi dài, một hồi còi ngắn để dẹp đường.Tiếng còi đã làm Tôm nảy ra một kế: cậu chạy đến chiếc tàu, đến bên chiếc tay quay để kéo còi, em kéo từng hồi còi theo tín hiệu moóc-xơ cho Tania: “Tania, hãm tàu lại, cầu gãy”. (Tania đã được Tômdạy cho biết tín hiệu moóc-xơ). Trong lúc ấy, Tania đang trên tàu số 7, và thiu thiu ngủ, chợt cô nghe mơ màng như tiếng còi gọi đúng tên cô. Đúng rồi, Tôm đang đánh điện nhắc cho cô. Tania chạy vụtra cửa toa bảo bác lái tàu hãm lại. Bác lái lúc đầu không chịu, tưởng em ngủ mơ nhưng Tania hét toáng lên khiến hành khách hoảng hồn. Bác lái đành hãm tàu lại cách chỗ cầu gãy gần 1 km và cho chạy từtừ. Hú vía, quả là cầu bị nước cuốn trôi, chỉ chút xíu nữa là cả đoàn tàu lao xuống sông, may mà Tôm báo kịp.

16 tuổi, Edison lên tỉnh lị Đi-tơ-roi làm điện báo viên, ít lâu sau cậu chuyển sang làm điện báo ở Xitơratpho. Nhưng không lâu sau Tôm nhận thấy rằng công việc đó không thú lắm, vất vả mà lương chỉvỏn vẹn 25 đô la một tháng, chủ công ty lại là người khắc nghiệt. Edison bỏ đi Mi-chi-gân, đang lang thang không một xu dính túi thì vừa hay đường dây điện báo từ công ty Mi-chi-gân tới ga Ađơrian bịđứt, không tìm được người nối dây vì lúc ấy giữa trưa. Tôm liền xin chữa. Xong công việc giám đốc công ty nhận Tôm vào làm với mức lương 80 đô la một tháng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn Tôm mất việcvì một sự bất ngờ: giám đốc sai cậu điện tới ga một tin khẩn, đường dây lúc đó đang bận, Tôm xin cắt đường dây để điện đi, Giám đốc đồng ý, nhưng ông Tổng Giám đốc biết chuyện bèn gọi Tôm lên quátnạt và sa thải (vì chỉ có Tổng giám đốc mới có quyền cho cắt đường dây), ông giám đốc hèn nhát không dám bênh Tôm. Thế là Tôm lại ra đi, anh đã trải qua nhiều chỗ làm nhưng ở đâu anh cũng bị bóc lộttàn tệ, chế độ làm việc khắc nghiệt. Tôm chẳng có thời gian suy nghĩ làm các thí nghiệm. Vả lại ước mơ của Tôm đâu phải suốt đời làm một điện báo viên, trong đầu anh có biết bao dự định. Anh đã điNewYork - thành phố lớn nhất nước Mỹ, anh hy vọng thành phố lớn ấy có thể tạo cho anh con đường thoát khỏi mọi khó khăn bế tắc. Edison may mắn xin được vào làm ở công ty Gôn Ri-pôt-tinh, một công tychuyên theo dõi giá vàng trên thị trường. Để làm được điều này công ty có những tổng đài điện báo khổng lồ, khó vận chuyển và bảo quản, hay hỏng hóc. Anh nhận được chân kiểm tra máy móc với mức lươngkhá hậu hĩnh. Công việc rất bận, làm 20h mỗi ngày, khiến anh bị kiệt sức rất nhanh. Vậy là sau một thời gian, tích luỹ được chút vốn, Edison đã cùng một người bạn là Flanklin Pop mở chung một vănphòng chuyên hướng dẫn về điện, xây lắp, bảo quản và sửa chữa đường dây điện báo, đường dây cáp, nguồn điện… Công việc của họ khá chạy. Điều quan trọng là Tôm được chủ động trong công việc của mìnhvà không bị ai bóc lột. Năm ấy Edison 22 tuổi, cũng từ đây được giải phóng sức lao động của mình, Edison cho ra đời hàng ngàn phát minh.

Công trình đầu tiên mà Edison làm là hoàn chỉnh hệ thống điện báo nhận các tin tức hối đoái ngân hàng. Đó là chiếc máy Tic-cơ do Lao-xơ phát minh năm 1867. Flanklin Pop cải tiến vài bộ phận nhỏ, sauđó năm 1869, Edison cải tiến thêm cho thật hoàn chỉnh. Đó là loại máy điện báo duy nhất hồi đó nhận nhanh các tin tức hối đoái ngân hàng. Tin đồn hoàn chỉnh máy Tic-cơ lan đi rất nhanh trong các giớiliên quan đến ngân hàng. Lep-phe, một chủ tư bản hồi ấy đã quyết định mua lại của Edison chiếc máy ấy cùng với tất cả hồ sơ lý lịch của máy. Lep-phe hỏi giá máy định tính là bao nhiêu. Edison nghĩmãi: ba ngàn hay năm ngàn đô. Ba ngàn thì ít mà năm ngàn thì hơi cao. Lưỡng lự mãi, anh trả lời rằng tuỳ Lep-phe định giá. Lep-phe đã trả Edison số tiền mà anh hết sức kinh ngạc: 40 ngàn đô la. Từ đóEdison rút ra kinh nghiệm không nên nói giá phát minh mà để người mua trả trước. Nhờ số tiền này mà Edison đã mở được một xưởng nhỏ chuyên làm theo hợp đồng, công việc rất phát triển, anh phải thuêthêm tới 50 công nhân. Anh em công nhân trong xưởng của Edison được hưởng mức lương cao, tinh thần lao động thoải mái. Từ một xưởng, dần dà Edison phải mở tới ba xưởng mới làm hết việc. Có những côngty điện báo ký hợp đồng vĩnh viễn với Edison về việc trông coi, sửa chữa máy cho họ.

Edison hăng say làm việc đến nỗi xảy ra một giai thoại hy hữu: Ông quên cả ngày cưới của mình. Trong ngày cưới, ông bỏ mặc quan khách chờ đợi, bỏ xuống phòng thí nghiệm nghiên cứu tiếp chiếc máy. Maymà cô dâu biết, cô bảo anh trai cô xuống phòng thí nghiệm tìm. Sau khi lập gia đình, Edison càng hăng say làm việc, tên tuổi ông nhanh chóng vượt ra khỏi khuôn khổ nước Mỹ. Năm 1873, nhận lời mời củaTổng công ty bưu điện Anh, Edison đáp tàu sang Anh. Trong chuyến đi này ông đã thí nghiệm thành công việc đặt máy liên lạc giữa Luân-đôn và Li-vơ-pun. Về nước, Edison lại lao vào những tìm tòi, phátminh mới. Kết quả là chỉ từ năm 1873 đến 1876 ông đã đệ trình tới 45 phát minh lên cơ quan “Tổng quản lý các phát minh và sáng kiến” Mỹ để cấp bằng. Mùa hè năm 1875, Edison viết thư mời cha về ởcùng. Ông Samuen khi ấy đã ngoài bảy mươi, nhận được thư con, ông đi ngay. Tuy già nhưng ông còn rất khoẻ, ông đã giúp con trai trông coi xưởng máy. Ông già còn tìm giúp con trai một khu đất rộng,đẹp, thuận tiện, cách New York 25 dặm, có tên là Menlô Pac- một làng nhỏ và khá đẹp để Edison xây dựng, mở rộng xưởng của mình. Từ đây, Edison cho ra đời rất nhiều phát minh. Edison ký hợp đồng vớimột liên đoàn sản xuất máy điện thoại nhằm cải tiến loại máy này. Hồi đó điện thoại chỉ nói chuyện và nghe rõ trong một khoảng cách gần. Edison dùng than nguyên chất làm màng rung ở ống nói và thêmmột cuộn cảm ứng vào trong máy. Nhờ màng than có độ nhạy cao và tiếp xúc tốt nên dòng điện ở ống nói biến đổi rất đúng với tiếng nói gốc. Nhờ cuộn cảm ứng mà dòng điện một chiều của ống nói được biếnđổi thành dòng điện xoay chiều rồi đưa lên đường dây và truyền đi rất xa. ít lâu sau Edison sáng chế ra một số kiểu máy điện thọai khác như điện thoại dùng điện xoay chiều, điện thoại từ thạch, điệnthoại cộng điện, điện thoại chạy bằng pin nước, điện thoại chạy bằng pin khô…

Một phát minh nữa lại ra đời: ống nói. Một nghiệp đoàn ở Anh vội đánh điện cho Edison: Mua phát minh ống nói, trả ba vạn. Edison đồng ý bán, nhưng khi nhận tiền ông ngạc nhiên thấy ngân phiếu là 75vạn đô la. Thì ra ba vạn trong ngân phiếu là ba vạn Lia Xiteclinh, quy ra đô la là 75 vạn. Phát minh nối tiếp phát minh và tiền cứ đổ về với ông như nước chảy. Ông phải đặt một văn phòng kế toán ởMenlô Pac gồm 10 người để họ tính toán tài sản thay ông.

Chế tạo được máy ghi âm - thành công chấn động nhân loại

Từ năm 1877 khi nghiên cứu cải tiến chiếc máy điện thoại tự động, Edison cứ suy nghĩ mãi làm sao giữ được tiếng nói. Ông nhận xét thấy mỗi lần để mũi kim trượt trên một băng bằng kim loại có những rãnh, những lỗ khác nhau thì lại thấy những âm thanh khác nhau phát ra. Đến khi thực hiện cải tiến máy điện thoại, ông lại hiểu thêm rằng những rung động nhẹ của âm thanh có thể truyền đi được bằng dòng điện, như vậy tất phải ghi nó lại được. Thế là ông quyết định làm bằng được “chiếc máy biết nói”. Biết được quyết định này của ông, người thì bảo ông nuôi ảo tưởng, người thì bảo ông suy nghĩ quá hoá rồ, kẻ thì bảo ông ngông cuồng muốn chiếm cả quyền tạo hoá. Mặc, Edison chỉ bảo họ rằng: “Nếu như vậy bao giờ ta mới chế ngự được thiên nhiên”. Sau hai tuần lễ miệt mài trong phòng thí nghiệm, một hôm Edison mời tất cả mọi người vào phòng thí nghiệm. Một chiếc máy kỳ dị đặt trên bàn, Edison mở đầu: “Ai yếu tim thì xin ra ngoài kẻo tôi không chịu trách nhiệm về tính mạng người đó đâu nhé”. Mọi người nhìn nhau, ai cũng rờn rợn, lo sợ, tim đập gấp trong lồng ngực. Edison mở máy và đột nhiên một bài hát quen thuộc của thời đó vang lên rõ ràng “Cô Ma-ri-a có một con cừu bé”. Ai nấy kinh hãi sững người, hết nhìn máy lại nhìn Edison, một người nào đó bảo: “Đức Chúa đã giáng thế”. Khi Edison thông báo cho thế giới biết phát minh của mình thì không ai tin cả, ngay đến ông chủ nhật báo Khoa học Mỹ cũng khăng khăng đó không phải là sự thật. Edison liền mang máy đó đến tận phòng ông ta và mở máy cho hát vang lên những bài ca do chính Edison hát và máy ghi lại. Ông này vội vàng kêu lên: “Ngừng máy lại, trời sụp bây giờ đây này”. Hôm sau trên trang nhất các tờ báo ở Hoa Kỳ đều đăng trang trọng những tít lớn về “Chiếc hộp biết hát”, người ta tranh cướp nhau những tờ báo để đọc, càng đọc càng ngạc nhiên không hiểu nổi. Phát minh này truyền sang châu Âu khiến cả châu lục này ngạc nhiên, nhiều giai thoại thú vị phát sinh quanh chiếc máy này, chẳng hạn ở Nga người ta sợ hãi gọi đây là “chiếc hộp ma quỷ”. Tiếng đồn cũng vang đến tai đức giáo chủ Vanh Xanh ở New York. Giáo chủ không sao tin được nên đến tận nơi đề nghị Edison ghi và phát lại chính tiếng nói của giáo chủ. Sau khi giáo chủ xem xét kỹ … gầm bàn, gầm ghế xem có ai nấp ở đó không, cuối cùng giáo chủ e hèm dọn giọng rồi tuôn ra hàng tràng tiếng La tinh nhanh như gió. Xong việc, giáo chủ xoa tay: “Nào, bây giờ ông cho máy nói thử xem”. Edison mở máy, cái máy đầu tiên cũng e hèm dọn giọng rồi nhắc lại tràng tiếng la tinh đó nhanh y như thế. Giáo chủ sững sờ không đứng lên nổi, người bảo: “Cho đến nay cả nước Mỹ này chưa có ai nhắc lại những lời vừa rồi của cha đâu nhé”. “Nhưng có máy của tôi làm được” - Edison mỉm cười đáp.

Thoả mãn trong việc giữ lại tiếng nói, Edison tập trung vào nghiên cứu bóng đèn điện bởi vì ông rất khó chịu khi buổi tối cứ phải làm việc trong ánh đèn dầu tù mù. Ông nhiều đêm mất ngủ vì cái dây tóc bóng điện, nhiều nhà vậy lý đã loay hoay thí nghiệm tìm cái dây tóc bóng điện nhưng đều thất bại. Sau rất nhiều thí nghiệm, Edison nhận thấy chỉ có sợi bông là có vẻ bền hơn cả. Và ngày 21/10/1879, đèn điện ra đời. Cả phòng thí nghiệm hồi hộp theo dõi đôi bàn tay quý giá của Edison. Hai đầu dây điện vừa chập lại với nhau thì một luồng ánh sáng trắng, chói loà như chớp bừng lên. Đèn điện sáng đúng 47 tiếng mới tắt. Tin thành công trong việc chế tạo đèn điện lan truyền khắp chốn. Người ta kéo về Menlô Pác xem bóng đèn điện đông như hội. Đèn điện ra đời đã đem ban ngày thay thế cho ban đêm. Chỉ một thời gian ngắn sau, khắp New York đã được dùng đèn điện. Sau thành công đèn điện, nhờ một sự tình cờ, Edison phát minh ra xe điện. Số là có nhiều người đến xem đèn điện, trong đó có một cụ già đi bộ tới 12 dặm, cụ ngồi nghỉ bên đường và vừa bóp chân vừa đấm lưng. Đúng lúc ấy Edison đi qua, thấy bà cụ thế ông bèn dừng lại hỏi thăm. Bà cụ bảo giá mà Edison nghĩ được cái xe không cần ngựa kéo mà vẫn đi được thì tốt. Thế là trong óc Edison loé lên ý nghĩ làm xe điện. Chỉ cần ba tuần sau xe điện đã ra đời.

Giải quyết xong việc chế tạo đèn điện, Edison lại nghiên cứu tiếp việc giữ lại hình ảnh. Sau nhiều thí nghiệm, cuối cùng Edison đã thành công trong việc chụp nhiều hình ảnh liên tiếp trên cùng một băng nhựa. Cũng như lần trước, những người cộng tác với ông và công nhân trong xưởng là những người đầu tiên được xem thành tựu của ông. Hôm ấy Edison mời mọi người vào phòng kín “xem chiếu bóng” : những hình ảnh quen thuộc hàng ngày như những hàng cây trong vườn, đặc biệt là chúng lay động khi gió thổi. Và kìa, một con chó vẫy đuôi. Cuối cùng mọi người ngạc nhiên đến kinh sợ khi thấy Edison xuất hiện trên truyền hình, ông đi đi lại lại, ngã mũ chào. Rồi thì vợ con ông chơi bóng… Đèn bật sáng, mọi người hoan hô và xô lại chúc mừng thành công mới của ông. Tiếp đó Edison phát minh ra đèn ống. Với phát minh này, Edison đã đi bước đầu tiên khám phá ra điện tử. Sau ba năm, Edison đã nhận thêm một bằng phát minh về vô tuyến điện báo. Rồi nền công nghiệp nặng của Hoa Kỳ bắt đầu phát triển mạnh. Các nhà máy, xí nghiệp đòi hỏi số lượng sắt ngày một nhiều. Edison đã góp phần thúc đẩy sự phát triển đó khi nghiên cứu thành công phương pháp lấy sắt khỏi quặng bằng từ trường.

Năm tháng trôi qua, phát minh nối tiếp phát minh, Edison chẳng bao giờ chịu nghỉ. Hầu như lúc nào Edison cũng bận rộn với các thí nghiệm, với các ý nghĩ nối tiếp nhau không dứt. Những năm cuối đời, bệnh tình Edison ngày càng nặng nhưng ông vẫn cố gắng làm việc nhiều hơn, có khi suốt đêm trong phòng thí nghiệm. Thầy thuốc và gia đình cố bắt ông nghỉ nhưng cứ xểnh ra lúc nào là ông lại xuống phòng thí nghiệm. Sáng hôm ấy như thường lệ, vợ ông chờ ông ở phòng ăn sáng nhưng mãi không thấy. Bà xuống phòng thí nghiệm gọi ông thì ông đã chết từ khi nào. Đó là ngày 18 tháng 10 năm 1931. Cả bang Vét Orangiơ để tang, cả nước Mỹ đau thương, báo chí mang dải băng tang. Những chiếc máy điện báo - phát minh của ông đã loan báo tin buồn ra khắp thế giới “Edison đã từ trần”. Từng đoàn người nghẹn ngào diễu qua linh cữu ông. Nhà phát minh vĩ đại của nhân loại đã buộc phải nghỉ ngơi vĩnh viễn nhưng tên tuổi ông chói sáng mãi mãi như một vì sao trên bầu trời nhân loại.

Duy Anh
(Tổng hợp từ Bác-bu A-pê-lê-vi-a-nu, Ê-đi-xơn, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1977)

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.