Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 18/11/2014 14:10 (GMT+7)

Thiên tài vào hàng xuất sắc nhất của nước Pháp

Jean le Ron D’Alember sinh vào ngày ngày 16/11/1717 tại Paris, Thủ đô nước Pháp. Ông là con ngoài giá thú của nhà văn Claudine Guesrin de Tencin  và sĩ quan pháo binh Luis-Camus Destouches.


 D’Alembert được một gia đình thợ làm kính nghèo đem về nuôi. Song nhờ người cha đẻ không ngừng bí mật gửi tiền chu cấp, D’Alember được ăn học tử tế tại trường trung học Mazarin nổi tiếng của Paris.

D’Lembert là một học sinh xuất sắc, tuy học ban tú tài triết học nhưng ông lại cảm thấy say mê hình học và toán học. Và kết quả của sự say mê ấy là sự ra đời tác phẩm “Chuyên khảo về tính tích phân”, xuất bản năm 1739, khi ông mới ở tuổi 22. Cũng từ đó, tên tuổi của ông đã được giới toán học biết đến. Hai năm sau, năm 1741, tác phẩm “Về sự khúc xạ của vật rắn” đã là chìa khóa mở ra cánh cửa của Viện Hàn lâm khoa học, lúc đó ông vừa tròn 24 tuổi. 

Tuy nhiên, hai năm sau, năm 1743, tác phẩm chính của ông mang tên “Chuyên luận về động lực học” mới ra đời. Trong cuốn chuyên luận này, lần đầu tiên, D’Lembert đưa ra những nguyên lý cơ bản của cơ học cổ điển, trong ấy có một nguyên lý nổi tiếng thường được gọi với cái tên “Nguyên lý d’Alembert”. Đó là Nnuyên lý để giải các bài toán động lực học bằng các phương pháp của tĩnh học.

D’Alembert  là người đầu tiên sử dụng hàm phức để giải một trong những phương trình thủy động học và chứng minh phép tính các đại lượng vô cùng nhỏ bé bằng lý thuyết giới hạn. Công trình cơ bản của ông thuộc các lĩnh vực: Phương trình vi phân, lý thuyết số và đại số.

Ông cũng đề xuất ý kiến cho rằng tĩnh lực học là một trường hợp đặc biệt của động lực học. Cuốn chuyên luận của D’Alembert thực sự đã mở ra một cuộc cách mạng trong việc nghiên cứu các quy luật của thiên nhiên.

Năm 1746, tác phẩm “Chuyên khảo về nguồn gốc tổng quát của gió” được tặng Giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Berlin và D’Alembert được mời tham gia Viện Hàn lâm này. Các tác phẩm tiếp theo của ông là: “Nguyên cứu về các tuế sai” (1749), Tiểu luận về sức cản của chất lỏng (1752).

Là bạn của Voltaire và Diderot, ông đã bị lôi cuốn vào một cuộc biên soạn và xuất bản cuốn Bách khoa toàn khư nổi tiếng thế giới. Ngoài việc biên soạn nhiều bài về khoa học và triết học, D’Alembert chịu trách nhiệm biên tập và hiệu đính toàn bộ phần toán học. Cống hiến quan trọng của D’Alembert là soạn thảo “Lời nói đầu” ngay đầu quyển I của bộ Bách khoa. Với lối viết mạnh lạc và sáng sủa, với tài tổng hợp kỳ diệu, ông đã vẽ nên một bức tranh của toàn bộ tri thức nhân loại, chứng minh sự uyên bác bách khoa của ông.

Với tính cách độc lập và thẳng thắn, vinh quang không làm ông xa rời nếp sống giản dị. Ông đã từ chối lời mời của vua Frederic le Grand làm Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Berlin, cũng như lời mời của Hoàng hậu Catherine Đệ Nhị sang triều đình nước Nga để dạy học cho Hoàng tử. Được tiếp đón long trọng trong các lâu đài, ông vẫn không rời ngôi nhà tồi tàn mà ông đã sống với người mẹ nuôi từ ấu thơ.

Là một nhà toán học lỗi lạc, một nhà bách khoa, D’Lambert còn là một nhà văn tài hoa. Năm 1754, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Văn học Pháp và năm 1772 được cử làm Thư ký vĩnh viễn của Viện. Ông đã viết nhiều tác phẩm văn học và triết học như “Chuyên khoa về triết học, lịch sử và văn học” (1753-1783), “Những nguyên lý của tri thức nhân loại” (1759), “Tiểu luận về xã hội - nhà văn và các ông lớn” (1753), trong đó ông kịch liệt phản đối các nhà văn nấp dưới bóng những bậc quyền thế.

Nhận xét về D’Lembert, Đại văn hào Voltaire viết: “Cái mà tôi vô cùng yêu thích ở D’Alembert là sự trong sáng rõ ràng trong cách viết, cách nói. Ông có thể xem là nhà văn hàng đầu của thế kỷ. Nhà văn Saint- Beuve gọi ông là “một trong những vĩ nhân của thế kỷ XVIII”.

Còn nhà thơ Chateaubriant thì viết “Diderot và D’Alembert là những thiên tài vào hàng xuất sắc nhất mà nước Pháp đã sản sinh ra”.

Ông qua đời vào ngày 29/10/1783 tại Paris, thọ 66 tuổi.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.