Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 15/04/2014 22:14 (GMT+7)

Thiên tài Einstein - "Con sói cô độc"

Người ta kể lại rằng thời thơ bé, Einstein nổi tiếng không phải vì trí thông minh mà là sự khờ khạo, ngốc nghếch, nhút nhát cộng với chứng khó đọc là căn cứ khiến người ta nghi ngờ cho cậu bé mắc chứng tự kỷ hoặc tâm thần phân liệt. Trong hồi ký về gia đình được em gái của Einstein, bà Maja công bố vào năm 1924 miêu tả nhà khoa học vĩ đại là cậu bé điềm tĩnh, mơ mộng, chậm chạp nhưng tự tin. Vì con trai quá chậm nói, cha mẹ của Einstein, vốn là những người rất kỳ vọng vào con trai đã phải mang cậu đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ. Kết luận cuối cùng là Einstein chẳng gặp vấn đề nào cả.

Năm 7 tuổi, vì thói quen nói lắp, Einstein bị chế giễu là một đứa trẻ thiểu năng. Ở trường học, cậu thường khiến các giáo viên tức giận vì câm như hến hoặc trả lời rất chậm chạp câu hỏi của họ. Sự lơ đãng, không ưa phong cách giảng dạy bó buộc của trường học khiến Einstein như một kẻ lạ trong lớp. Tuy nhiên, vào học kỳ cuối cùng của năm học đầu tiên, kết quả học tập của Einstein đứng đầu lớp và điều này khiến người mẹ hết sức tự hào. Dù vậy, các giáo viên vẫn không mấy ưa cậu học trò kỳ cục vì cá tính, tư duy không giống ai. Họ cho rằng rồi cậu sẽ chẳng làm nên trò trống gì với sự độc đoán của mình.

 

Âm nhạc có lẽ là cứu cánh duy nhất, cánh cổng mở vào tâm hồn sâu kín và cảm xúc của nhà khoa học thiên tài

Trước khi  "trượt vỏ chuối" trong kỳ thi vào Đại học Bách khoa Zurich (Thụy Sĩ) do khiếm khuyết trong cách diễn đạt, Einstein từng cố học tiếng Do Thái, tiếng Pháp nhưng không thể, khó viết tiếng Anh vì mù tịt chính tả. Rút cục đến cuối đời, nhà khoa học đại tài chỉ biết mỗi tiếng Đức mẹ đẻ. Người ta đành tặc lưỡi rằng có lẽ năng khiếu vượt trội ở lĩnh vực vật lý đã hạn chế khả năng ngôn ngữ của Einstein và sở dĩ ông ít nói vì rất khó để tìm cách diễn đạt đúng ý mình. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, Einstein không hề mắc chứng khó đọc vì vấn đề từ thần kinh vì ông vẫn nói lưu loát tiếng Đức và diễn thuyết thông thạo và chính xác mọi vấn đề bằng một kho hiểu biết hiếm có.

Một số người kết luận có thể Einstein đã mắc chứng tự kỷ thể nhẹ hay rối loạn phát triển gọi là hội chứng Asperger. Biểu hiện của hội chứng này là cố gắng tách biệt với xã hội, tương tác quan hệ với mọi người, thiếu đi sự đồng cảm, vụng về, khó khăn khi giao tiếp khác ngôn ngữ, nói lắp, rập khuôn…

 

Einstein chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi bắt buộc phải phát biểu trước công chúng hay hòa nhập chỗ đông người

Nếu có dịp, Einstein thường thực hiện những cuộc trốn chạy và thưởng thức nỗi cô đơn khi dong buồm ra khơi hoặc lặng lẽ biến mất. Tuy nhiên, là một con người của công chúng, những ràng buộc với xã hội khiến nhà khoa học hiếm khi được tận hưởng những khoảnh khắc riêng tư. Mặc dù bị mang ra đùa vui vì tật đãng trí, chối từ danh lợi nhưng Einstein không mắc bệnh. Tư duy độc lập của ông là nhờ nền giáo dục tiên tiến của hai bậc sinh thành từ thời thơ ấu, với người mẹ luôn khuyến khích và một người cha biết ôn tồn an ủi, luôn tạo điều kiện để con trai phát triển nhân cách.

Cũng trong ký ức của bà Maja về anh trai, thời thơ ấu, Einstein đã ít quan tâm tới các trò chơi vui nhộn cũng như bạn bè của mình, chỉ thích các kỹ năng khó khăn, đọc sách hoặc chơi violin. Thực tế, Einstein chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi bắt buộc phải phát biểu trước công chúng hay hòa nhập chỗ đông người, một loại   “ám ảnh xã hội” . Cuốn hút phụ nữ và có nhiều bạn bè nhưng Einstein vẫn là một  “con sói đơn độc”. “Toàn bộ trái tim tôi không bao giờ thuộc về đất nước tôi, nhà của tôi, bạn bè của tôi, hoặc thậm chí gia đình vẫn hiện hữu hàng ngày” , Einstein từng nói. Âm nhạc có lẽ là cánh cổng duy nhất đi vào tâm hồn sâu kín và cảm xúc của nhà khoa học thiên tài, nơi ẩn tránh những va đập tầm thường của xã hội loài người.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…