Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 09/08/2022 13:57 (GMT+7)

Thí sinh 82 tuổi: Người thương binh đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

Ông Nguyễn Huy Kỳ, người thương binh mất một chân, thí sinh cao tuổi nhất trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã truyền cảm hứng về tinh thần, ý chí, nghị lực mạnh mẽ vượt qua nghị lực.

Nghị lực mạnh mẽ
82 tuổi, nhưng giọng nói của ông Nguyễn Huy Kỳ, hiện đang là lương y tại Hà Nội vẫn sang sảng, khi tràn đầy nhiệt huyết, lúc lại lặng đi khi chia sẻ với PV về cuộc đời của mình.
Thi sinh 82 tuoi: Nguoi thuong binh dac biet trong ky thi tot nghiep THPT 2022
 Ông Nguyễn Huy Kỳ trong ngày thi tốt nghiệp THPT với nụ cười tươi. Ảnh: Dân Trí.
Ông Nguyễn Huy Kỳ cho biết, ông sinh năm 1940.  Cấp 1, cấp 2 ông học tại tỉnh Hà Tây (cũ). Khi lên cấp 3, do địa phương ông không có trường cấp 3, muốn học cấp 3 phải về liên khu 3 (Ninh Bình), trong khi đó nhà ông lại nghèo, nên ông đành nghỉ học. Ông đi lao động, làm nhiều nghề phụ giúp gia đình kiếm sống.
Năm 1961, ông làm công nhân tại công ty kiến trúc ở Phú Thọ. Ngày đi làm, tối ông lên trường cấp 3 Hùng Vương để học. Năm 1966 không quân Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, trong đó có thị xã Phú Thọ. Trường cấp 3 nơi ông học và cơ quan ông phải đi sơ tán, ông không còn điều kiện để học nữa.
“Hôm Mỹ ném bom vào cơ quan, tôi lại đi làm ở ngoài, cách đó 7km, nếu không cũng đã chết từ ngày đó”, ông Kỳ kể.
Năm 1968, ông Kỳ đăng ký nhập ngũ. Năm 1969 ông sang Lào chiến đấu. Ông bị thương 2 lần, một lần ở vai, sau khi chữa khỏi thì tiếp tục chiến đấu, và một lần sau đó khiến ông vĩnh viễn mất đi một chân.
“Tôi vẫn nhớ, lúc đó là khoảng 12 giờ đêm ngày 31/12/1972, trời rất lạnh, ánh trăng sáng mờ mờ. Lúc ấy, mới đánh được 3 điểm, còn 4 điểm nữa. Tôi là chỉ huy, đang tiến vào đồn địch thì dẫm phải mìn. Giày bay mất, máu tuôn ướt đẫm cả hai cuộn băng cá nhân. Nghe tiếng nổ, địch biết là có người, bèn câu pháo ra. Giữa bãi mìn, trên đầu là pháo, chân bị thương bê bết máu, nghĩ lại giờ vẫn rùng mình”, ông Kỳ nhớ lại.
Sau đó, ông Kỳ được đồng đội đưa về hầm, rồi về đơn vị chữa trị. Lúc về tới nơi là 5 giờ chiều, chân nhức nhối. Ông xin bác sĩ tháo garo ra, bác sĩ nói, nếu tháo ra giờ là ông có thể chết ngay vì máu chảy ồ ạt.
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho ông. Cuộc phẫu thuật kéo dài từ 6 giờ tối tới 12 giờ đêm thì xong.
“Khi hết thuốc mê, tôi tỉnh dậy thì đã mất chân rồi. Lúc đó, tôi cũng đã từng có ý nghĩ rất bi quan, rằng vết thương liệu có ổn không, có thể trở về được không? Rồi đang từ người lành lặn, lại thành ra cụt chân, biết sống thế nào… Bao ý nghĩ ngổn ngang”, ông Kỳ chia sẻ.
Nhưng rồi, rất may, vết thương của ông đã nhanh hồi phục. Và với nghị lực, sự mạnh mẽ của một người lính, ông đã vượt qua những thời khắc khó khăn nhất.
Năm 1973, ông trở về miền Bắc với tỷ lệ thương tật 41% (thương binh loại 3/4). Năm 1979, do sức khỏe yếu, ông xin nghỉ mất sức và đi học nghề đông y gia truyền. Ông từng giữ chức Chủ tịch Hội Đông y phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội nhiệm kì 2016-2021.
Tuy nhiên, để có thể học lớp Y sĩ về Y học cổ truyền như mong ước của ông, thì yêu cầu phải hoàn thành việc học THPT. Đây là lý do ông đã đăng ký học và tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vừa rồi.
Hoàn thành ước mơ dang dở
“Vì sao ông không đi học sớm hơn, mà lại tới tận lúc tuổi cao mới quyết định học và đi thi?”, trả lời câu hỏi của PV, ông Kỳ trầm ngâm: “Ngày xưa, do hoàn cảnh gia đình, rồi bom đạn, tôi không có điều kiện học tập. Đến khi trở về thì lại lo chạy chữa chân bị thương, rồi mưu sinh. Cho đến bây giờ, tôi mới có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành ước mơ học tập dang dở của mình”, ông Kỳ chia sẻ.
Cách đây 3 năm, ông Kỳ đã đăng ký theo học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên quận Thanh Xuân.
Trong 3 năm học tại Trung tâm, ông luôn đi học đúng giờ, chăm chỉ, năm nào ông cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Thi sinh 82 tuoi: Nguoi thuong binh dac biet trong ky thi tot nghiep THPT 2022-Hinh-2
Hình ảnh thí sinh tuổi cao với chiếc nạng bước vào điểm thi gây xúc động. Ảnh:Dân Việt.
Và tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, hình ảnh một thí sinh 82 tuổi với nụ cười tươi, chống gậy bước vào cánh cửa trường thi đã gây ấn tượng mạnh, truyền cảm hứng về tinh thần học tập suốt đời, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, là tấm gương đối với thế hệ trẻ.
“Tuổi cao rồi, các môn cũng đã học qua lâu, rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, tôi vẫn cố gắng hết sức mình. Gia đình cũng rất ủng hộ việc tôi đi thi”, ông Kỳ chia sẻ.
Biết điểm tốt nghiệp vào lúc 0h, ông Kỳ vỡ òa niềm vui. Thí sinh cao tuổi nhất của kỳ thi tốt nghiệp năm 2022 đã đạt số điểm là: 7,5 điểm môn Lịch Sử; 6,5 điểm môn Địa lý; 4,75 điểm môn Ngữ Văn và 3,6 điểm môn Toán.
Với việc được cộng 0,25 điểm do là thí sinh có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên và 1 điểm khuyến khích do là học viên giáo dục thường xuyên có chúng chỉ tin học loại A, tổng điểm xét tuyển tốt nghiệp của ông là 6,44 điểm. Theo cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT, ông Kỳ đã đỗ tốt nghiệp THPT, toại nguyện ước mơ của mình.
“Số điểm này cũng đúng với dự đoán của tôi, tôi thực sự hạnh phúc. Nhận được điểm, tôi đã báo ngay cho vợ để cùng chung vui”, ông Kỳ chia sẻ.
Thi sinh 82 tuoi: Nguoi thuong binh dac biet trong ky thi tot nghiep THPT 2022-Hinh-3
 Ông Nguyễn Huy Kỳ đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tặng bằng khen. Ảnh: Thế Đại.
Mới đây, vào ngày 27/7, ông Nguyễn Huy Kỳ đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tặng bằng khen.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, trong nhiều năm trở lại đây tại các kỳ thi tốt nghiệp có nhiều thí sinh cao tuổi, nhưng ở tuổi của ông Kỳ nhiều năm qua mới có. Ông Kỳ còn là một thương binh hạng 3/4.
"Bác đã vượt qua nhiều thử thách, thử thách lớn nhất là vượt qua chính bản thân mình, đây là điều đáng trân trọng, biểu dương và khích lệ", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ và cho biết, lãnh đạo Bộ GD&ĐT quyết định tặng Bằng khen cho ông Kỳ là để ghi nhận, khen ngợi, biểu dương ý chí học tập, tinh thần học tập của ông.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với một thanh niên 18, 20 tuổi việc đi học, đi thi đã là áp lực, ở tuổi của bác Kỳ đi học lại, chương trình khác, kiến thức khác càng là thách thức lớn, trong đó có cả thách thức về tâm lý.
“Khi được nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT, tôi thực sự rất vui, nguồn động viên này rất có ý nghĩa với tôi”, ông Kỳ chia sẻ.

Xem Thêm

Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa: ba cách tiếp cận đặc sắc
GS Trần Đại Nghĩa là một nhân vật lịch sử. Một vị tướng được phong trong 10 thiếu tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Một nhà khoa học với những công trình nghiên cứu và chế tạo vũ khí để đương đầu với những cường quốc khoa học và quân sự. Một con người đã từ bỏ sự nghiệp khoa học và cuộc sống đủ đầy ở phương Tây để trở về đóng góp cho cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20.
Nhớ lại kỉ niệm với Giáo sư Trần Đại Nghĩa!
Đêm trước ngày Đại hội Liên hiệp hội TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất (1986), GS. Trần Đại Nghĩa có vẻ ưu tư lắm và dường như không ngủ được, Ông gọi tôi sang phòng, pha một ấm trà, hai thầy trò nói chuyện với nhau đến rất khuya. Câu chuyện bắt đầu từ viêc sửa sang, chỉnh lý lại 2 bài phát biểu để ông và tôi ngày mai sẽ đọc tại Đại hội. Sau đó là những câu chuyện về khoa học và đất nước…
Hồn quê: Tác phẩm tranh xuất sắc làm từ bẹ chuối
Tranh làm từ bẹ chuối là ý tưởng sáng tạo độc đáo của em Phan Tuấn Khang, Trường THPT Nguyễn Văn Côn (huyện Gò Công Đông). Sản phẩm vừa đoạt giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ XIV (2021 – 2022), vừa giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc.
Phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam vững mạnh
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hiện có 93 Hội ngành toàn quốc, 63 Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố; 607 tổ chức KH&CN trực thuộc; 03 đơn vị thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Phạm Quang Thao – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết tại Hội nghị Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ 5 (khóa VIII).
Người đặt nền móng xây dựng Liên hiệp Hội Việt Nam
Hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam - Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023), vusta.vn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc về cuộc đời và sự nghiệp Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa - Người đặt nền móng, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Hội Việt Nam (nhiệm kỳ 1983-1988).
5 con người với 2 sự tôn vinh
Ngày 22/4/2021 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới cho cố GS VS Vũ Tuyên Hoàng – Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

Tin mới

Duyên nợ với Vusta
Hơn 20 năm trước, khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi nhận học bổng của Vusta, nhưng chưa biết rằng sau này tôi đã gắn bó hơn nửa thời gian công tác đầy duyên nợ.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi sáng tạo lần thứ 11 - năm 2023
Cuộc thi do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh cùng Sở Khoa học và Công nghệm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk phối hợp thực hiện. Cuộc thi dành cho đối tượng là tất cả các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh từ 6 – 18, khuyến khích các em nhỏ tuổi, vùng sâu, vùng xa tham gia.
Thanh Hóa: Đoàn công tác của Liên hiệp hội Thanh Hóa thăm, làm việc với Liên hiệp hội Quảng Ngãi
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, ngày 17/3/2023, tại văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiêp hội) Quảng Ngãi, đoàn công tác Liên hiệp hội Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội Thanh Hóa - làm trưởng đoàn, đã có cuộc làm việc với Liên hiệp hội Quảng Ngãi.
Khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam
Ngày 20/3, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam gặp gỡ báo chí công bố Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963 - 18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983 - 26/3/2023). Chủ trì buổi họp có PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch, đồng chí Phạm Hữu Duệ, Trưởng Ban Tổ chức và Chính sách Hội, Lê Thanh Tùng, Trưởng Ban TT&PBKT LHHVN.
Phê duyệt dự án Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Vọc gáy trắng
Dự án “Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Vọoc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên vùng cao thực hiện với nguồn kinh phí viện trợ nước ngoài không hoàn lại 192.473 USD từ tổ chức Botanic Gardens Conservation International - Tổ chức Bảo tồn Vườn thực vật quốc tế, quốc tịch Anh.
Phú Yên: Phát động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam
Sáng 15/3, tại siêu thị Co.op Mart Tuy Hòa, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Phú Yên phối hợp Sở Công Thương Tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3/2023 và hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh với người tiêu dùng.
Lào Cai: Nhiều ý kiến của trí thức góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Sau gần một tháng triển khai, đã có trên 100 ý kiến của đội ngũ trí thức trong tỉnh góp ý vào các nội dung dự Luật Đất đai (sửa đổi). Các ý kiến góp ý được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, UB MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai tiếp tục tổng hợp, kiến nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu bổ sung hoạt thiện dự thảo luật.
Đoàn thanh niên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện tình nguyện tại Thái Nguyên
Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023) và Ngày thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh 26/3, trong không khí rộn ràng của tháng Thanh niên, ngày 17-3, Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp cùng ĐTN Bộ Nội vụ và ĐTN Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức chương trình "Hành trình về nguồn - Đến với địa chỉ đỏ" tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Bài 8: Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VIII
Ngày 24 và 25/12/2020, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2020-2025 đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với chủ đề: “Phát huy tinh thần đoàn kết và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam vững mạnh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Bài 6: Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VI
Ngày 27-28/4/2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 2010-2015) Liên hiệp Hội Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với sự tham gia của 677 đại biểu đại diện cho 125 hội thành viên (gồm 55 Liên hiệp hội địa phương và 70 hội ngành toàn quốc, trong đó có 4 tổng hội với hơn 80 hội thành viên hoạt động trong phạm vi cả nước)