Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 08/01/2008 15:34 (GMT+7)

Thể dục chữa suy nhược cơ thể

Trong thời gian bị suy nhược nặng, phương pháp vận động tốt nhất là đi bộ, phối hợp với thở đều và sâu, chậm, ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, ngày đi 2 lần vào sáng và chiều, mỗi buổi 10-15 phút, đi vài phút lại ngồi nghỉ, không nên đi đến mệt mới nghỉ. Khi bệnh đỡ dần, cần nâng cao mức độ luyện tập, đi bộ lâu hơn, thở có phối hợp với vận động chân tay. Trong những cơn đau đầu choáng váng, tim đập nhanh, hoặc trước cơn, nếu biết trước cần nằm nghỉ yên tĩnh, nhắm mắt thở đều, lấy tay tự day vuốt nhẹ ở các vùng trán, hai bên thái dương, đầu, gáy, chẩm, cổ, làm như trên cơn đau có thể giảm hoặc khỏi, tim có thể đập chậm lại.

Ngoài ra, hằng ngày cần xoa bóp toàn thân, chủ yếu ở vùng xương cùng cụt, ở hai bên mông, hai bên cột sống, lườn, vai, gáy, đầu, ngực và các vùng có đau bắp thịt. Xoa bóp như vậy, các tế bào cơ được thúc đẩy, ép buộc hoạt động, nên có tác dụng như một hình thức “thể dục thụ động”, tuần hoàn và dinh dưỡng của các cơ được tăng cường. Đặc biệt, da người bệnh được kích thích liên tục, trên một diện rộng, da sẽ tiết ra một chất kích tố histamin, có tác dụng kích thích toàn bộ tế bào của cơ thể, nên sau khi xoa bóp đúng cách, người bệnh sẽ thấy tỉnh táo, sảng khoái, dễ chịu.

Bài thể dục đối với người bị suy nhược

Người bị suy nhược có thể tập thể dục để chữa bệnh, khi tập cần nhịp nhàng thong thả, các động tác cần phối hợp với thở sâu và chậm, hít vào bằng mũi thở ra bằng mồm.

Tập tay:Người đứng thẳng, mềm mại, tay buông thõng.

- Luân phiên từng tay giơ cao phía trước mặt, hít vào, từ từ hạ xuống, thở ra, mỗi tay làm 5-6 lần.

- Luân phiên từng tay giơ ngang trước mặt (bàn tay úp), xoay ngửa bàn tay, dang tay ngang vai, hít vào, lật úp bàn tay, trả về phía trước mặt, từ từ hạ xuống, thở ra, mỗi tay làm 5 - 6 lần.

- Luân phiên một tay chống ngang hông, một tay giơ cao phía ngang qua đầu, làm thân người cong về phía tay giơ cao, hít vào, từ từ hạ xuống, thở ra, mỗi tay làm 5 - 6 lần.

- 2 bàn tay úp sấp, để khuỳnh sát trước ngực, quay tròn 2 khuỷu tay, thay đổi nhiều, mỗi phía 5 - 6 lần (khi kéo 2 vai ra sau, ngực ưỡn, hít vào, khi kéo vai về phía trước, ngực hóp, thở ra).

Tập chân:2 tay chống ngang hông, người mềm.

- Kiễng gót chân, đứng bằng đầu bàn chân rồi chuyển đứng bằng gót (mỗi chiều 5 - 6 lần).

- Luân phiên co đầu gối lên bụng, bàn chân cong lên, thân người hơi cúi gấp, thở ra, duỗi thẳng chân ra phía trước, bàn chân duỗi, thân người hơi ưỡn, cong hít vào, mỗi chân làm 5-6 lần.

- Kiễng 2 gót chân, hít vào, ngồi xuống, thở ra (2 đầu gối dang rộng, mông chạm gót chân), đứng lên (vẫn kiễng gót) hít vào, để gót chân chạm đất, thở ra, làm 5 - 6 lần.

Tập chân và tay phối hợp:Đứng thẳng, người mềm, 2 tay để thõng, thở ra.

- Luân phiên từng chân bước ngang rộng, đồng thời vung hai tay lên cao (phía ngang), hít vào, trở về tư thế cũ, thở ra, làm 5 - 6 lần.

- Đánh chéo tay phía trước bụng, thở ra, vung 2 tay lên ngang tầm vai, đồng thời đá ngang chân lên cao, hít vào, trở về tư thế cũ, thở ra, mỗi chân đá 5-6 lần.

- Luân phiên từng chân bước lên phía trước một bước dài, đồng thời 2 tay vung lên cao (phía trước), người cong ưỡn ra phía trước, hít vào. Chân trở về tư thế cũ, đồng thời cúi gập người đánh xuống, ngón tay chạm đất, thở ra. Khuỵu 2 đầu gối (thân người thẳng) đồng thời dang ngang 2 tay (bàn tay ngửa), hít vào. Đứng thẳng người, 2 tay đưa về sát thân ở tư thế cũ, thở ra, làm 5 - 6 lần.

- 2 tay dang ngang (bàn tay ngửa), luân phiên từng chân đá lên cao, đồng thời một tay kéo ra phía sau, đưa lên cao, đánh xuống (chân nọ tay kia), thở ra.

- Dang ngang 2 tay (bàn tay úp), lật ngửa, co vào vai, thở đều, đưa thẳng 2 tay lên khỏi đầu, người dướn cao, chân kiễng, hít vào, gấp 2 tay xuống vai, thở ra, dang 2 tay thở ra, quay úp 2 bàn tay, thở ra, hạ tay xuống sát thân, thở ra (hít vào một nấc, thở ra 4 nấc), làm 5-6 lần.

Tập xong, đi bách bộ thong thả, người mềm, đầu hơi ngẩng, thở đều.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).