Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/08/2014 17:13 (GMT+7)

Thầy giáo trường làng mê sáng chế

  Những chiếc máy phục vụ khâu làm đất đầu tiên đã ra đời, mở ra triển vọng mới cho nghề trồng mía, giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu vào, sản xuất có lãi.

Nhiều năm liên tục, nông dân huyện Cù Lao Dung trồng mía không có lãi, do chi phí đầu vào mọi thứ đều tăng, trong khi giá mía rớt thê thảm. Năm rồi, hết hộ này đến hộ khác chạy vạy khắp nơi vay hỏi tiền bạc, mướn xe cơ giới ì đùng cày xới tan tành rẫy mía, múc đất, đào vuông nuôi tôm thẻ chân trắng để “mơ” làm tỷ phú. Có hộ giàu lên từ con tôm, cũng có nhiều hộ gặp không ít rủi ro vì “đeo” theo con tôm thẻ, trong khi điện, nước, kỹ thuật nuôi… hầu như chưa có gì.

Nặng lòng với hương vị ngọt ngào của cây mía quê hương, nhiều đêm, anh Nưng trằn trọc không ngủ được. Chua xót trước cảnh từng mảng xanh tốt yên bình của rẫy mía trên đất cù lao dần biến thành vũng, thành ao, nên anh đã nảy ra ý định sáng chế máy làm đất phục vụ cho trồng mía nhằm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất cho nông dân. Nghĩ là làm, anh bàn bạc với vợ lấy số tiền dành dụm của gia đình để mua máy hàn, máy cắt, sắt vụn… rồi bắt tay vào mày mò, nghiên cứu, dù anh chưa từng học qua lớp cơ khí nào cả, có lúc thất bại nhưng càng làm càng mê.

Lúc đầu, anh Nưng làm ra chiếc máy đào mương để phục vụ cho 20 công mía của gia đình. Tuy nhiên, chiếc máy này rất cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Chưa thành công như mong muốn nhưng anh không bỏ cuộc. Ngày đi dạy ở trường tiểu học, chăm sóc mía, đêm vào kho cặm cụi, miệt mài làm việc đến khuya, quyết tâm biến những ý tưởng trong đầu trở thành hiện thực. Dần dà, chiếc máy vô chân mía cũng đã hoàn thành. Anh đẩy ngay chiếc máy nặng chừng 65 kg ra rẫy mía sau nhà chạy thử. Anh vô cùng mừng rỡ, vì thành công ngoài mong đợi.

Chỉ vào chiếc máy, anh Nưng háo hức kể: “Chiếc máy vô chân mía này, tôi chỉ làm vỏn vẹn chưa đầy một tháng, chi phí đầu tư khoảng 8 triệu đồng. Giữa năm rồi, máy chạy thử, bà con đến xem đông lắm. Thấy máy làm có hiệu quả, ai cũng vui. Một máy có thể thay thế hơn 10 lao động thủ công. Chỉ cần một người điều khiển, máy có thể đưa đất vô chân mía mỗi ngày được khoảng 4 công, trong khi đó nếu làm thủ công thì 3 người chỉ làm được một công/ngày”.

Anh Trần Văn Nhị, nông dân trồng mía cùng xóm với anh Nưng quả quyết, anh đã từng chạy thử máy vô chân mía do anh Nưng sáng chế. Nhờ kiểu thiết kế gọn nhẹ, có bánh xe, có cần số, tay thắng… nên dễ điều khiển. Khi đẩy nhẹ ra phía trước, máy phả đất sang hai bên liếp mía thấy ham. Anh Nhị nhẩm tính, vô chân mía bằng máy, chẳng những giải quyết được khó khăn thuê mướn lao động hiện nay ở Cù lao Dung mà khâu làm đất, người trồng mía còn tiết kiệm được cả triệu đồng trên mỗi công. Vì giá thuê lao động thủ công vô chân mía từ 500 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng/công, trong khi làm bằng máy chỉ tốn khoảng hơn 100 nghìn đồng/công; đất cũng tơi xốp hơn, rễ mía hoạt động tốt, dễ tưới nước, ít tốn phân bón, cho năng suất cao.

Hiện nay, anh Nưng đang mày mò, ráp nối để ráo riết hoàn thành những chi tiết cuối cùng của chiếc máy thứ hai. Đây là chiếc máy vô chân mía được anh nâng cấp từ máy vô chân mía đầu tiên. Anh Nưng tiết lộ, chiếc máy này tuy hơi lớn hơn “anh của nó” một chút, nhưng hoạt động mạnh hơn do được cải tiến nhiều chỗ, đồ cũng xịn hơn, giá đầu tư khoảng 12 triệu đồng. Ưu điểm vượt trội của chiếc máy này là khi hoạt động, chẳng những đưa đất vô chân mía mạnh mẽ mà còn tự động vét đất gọn gàng theo những liếp mía, không cần sửa sang lại bằng tay. Anh Nưng bật mí, tới đây nếu người trồng mía có nhu cầu, anh sẽ sản xuất theo đơn đặt hàng với giá rẻ, chất lượng cao để bà con đỡ vất vả hơn, trồng mía có lời.

Bí thư xã An Thạnh 3 Lâm Văn Uẩn cho biết: Chỉ hơn một năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát ở xã tăng lên đột biến; diện tích trồng mía gần 1.900 ha đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1.600 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu tư cho trồng mía cao, giá cả bấp bênh, sản xuất không có lãi. Thành công trong sáng chế máy phục vụ trồng mía của anh Nưng sẽ giúp cho người trồng mía đỡ tốn công lao động, ít tốn chi phí, sản xuất có lời, góp phần phát triển bền vững nghề trồng mía trên đất cù lao.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.