Thành ngữ “buôn dưa lê”
Mặc dù chưa một cuốn từ điển nào giải thích nội dung nghĩa của cụm từ này, nhưng dường như mọi người đều hiểu đại khái buôn dưa lêlà “la cà ngồi lê, ngóng chuyện của người này, kháo chuyện của người kia (thường là những chuyện riêng tư, vặt vãnh) rồi đem mách lại cho nhau nghe”. Dĩ nhiên những chuyện to nhỏ lan truyền kiểu buôn dưa lêấy không tránh khỏi có những tình tiết thêm thắt, thêu dệt, thậm chí đơm đặt.
Có người nêu câu hỏi: Nếu nội dung nghĩa của buôn dưa lênhư vậy thì trong tiếng Việt đã có thành ngữ ngồi lê mách lẻohoặc ngồi lê đôi máchrồi, sao còn phải đặt ra thành ngữ mới? Xin thưa: có lẽ do cụm từ buôn dưa lênghe mới lạ, nhẹ nhàng và kín đáo hơn, lại mang sắc thái dí dỏm vui đùa chứ không lộ ý phê phán như hai thành ngữ đã có, nên người ta ưa dùng hơn chăng?
Người khác lại hỏi: Bằng con đường nào hình thành nên cụm từ này? Theo chúng tôi, ở đây người ta dùng biện pháp rút gọn và hợp nhấthai cụm từ thường dùng trong hoàn cảnh tương tự là buôn chuyệnvà ngồi lê thành buôn lê. Rồi động từ buôngợi đến một mặt hàng, tiện sẵn có trạng từ lê(ngồi lê) ngẫu nhiên đồng âm với tên gọi một loại dưa “quả tròn, vỏ vàng nhạt, cùi thơm ngọt…” thế là người ta liền thêm dưaxen vào giữa buônvà lêtạo nên cụm từ buôn dưa lêmang màu sắc đùa tếu, vui vui, thu hút nhiều người dùng. Thậm chí cánh trẻ còn nói tắt: Mày ngồi buônlâu chưa? và cô bạn hiểu ý ngay. Thủ pháp chơi chữ đồng âmkhá thú vị này ta từng gặp trong các thành ngữ mới như: trồng cây si(cây siđồng âm với “ sitình”), cậu ấm sứt(cậu ấmlà con quan đồng âm với “ ấm sứt”, dụng cụ đun nước bị mẻ ở vòi). Ngược thời gian về trước ta thấy ở một số thành ngữ cũ cũng có hiện tượng chơi chữ đồng âm.Tỉ như trong thành ngữ già kén kẹn homcó cụm từ già kénnghĩa là “ kéncon tằm để già” trùng âm với già kénlà “ kénchọn kĩ, kénchọn lâu”, hàm ý nói người phụ nữ kén chồng quá kĩ tính, cuối cùng đành dang dở, lỡ làng hoặc đành chấp thuận lấy người đàn ông không vừa ý ( kẹn hom).