Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 07/06/2005 16:02 (GMT+7)

“Thái cắt sắn” và chiếc máy tăng năng suất 48 lần

Rút ngắn 48 lần thời gian


Ở cái khóm (xóm) 3 phố núi này ai cũng biết  chuyên gia sửa các loại máy nổ, còn bây giờ thì người ta gọi anh là “Thái cắt sắn”. Ngôi nhà tranh hơi lụp xụp, chỉ có vợ và 2 con, anh và chiếc máy thì đã ở ngoài ruộng.


Chiếc máy khá đơn giản. Có thể phân làm 3 phần,  máy nổ D8, thân máy và giàn đế có bánh xe để kéo máy di chuyển. Phần thân máy, gồm 2 bộ phận chính là cối chứa sắn và vòng dao. Sắn củ được đổ vào cối chứa qua cửa lùa rộng khoảng 10cm, gặp ngay vòng dao và cuối cùng thành phẩm là những lát sắn.


Anh Thái giải thích nguyên lí hoạt động của máy. Máy nổ kéo dây curoa làm quay vòng dao, trên vòng dao gắn 2 lưỡi dao đối xứng, ngược chiều nhau qua tâm. Điểm mấu chốt là độ vát giữa lưỡi dao và vòng dao, độ vát càng rộng thì lát sắn càng dày và ngược lại.


Mỗi giờ máy có thể cắt được 3 tấn sắn củ thành lát mỏng. So với cách cắt lát thủ công bằng tay của bà con lâu nay, dùng máy có thể rút ngắn được 48 lần về thời gian.


Ông Trần Tánh, một chủ ruộng khẳng định: “Năm người chặt một ngày chỉ được 2,5 tấn sắn với số tiền công lên đến 150.000đồng, trong khi dùng máy với khối lượng sắn ấy làm chưa đến 1 giờ, mà giá thành chỉ 35.000đồng/1 giờ. Dễ dàng thấy rằng dùng máy cắt sắn của anh Nghiêm Đức Thái có thể rút ngắn được 48 lần về thời gian và tiết kiệm 5 lần tiền công!”.


Đêm không ngủ và 5 tạ sắn mượn vợ


Nghiêm Đức Thái sinh ra ở đất Tổ Phú Thọ. Anh từng là công nhân sửa chữa máy thuộc Xí nghiệp cơ giới 12 Sông Đà. Dù là thợ giỏi của xí nghiệp (giải Nhì cuộc thi thợ giỏi do Bộ Công nghiệp lúc ấy tổ chức), anh đành cùng vợ con vào Nam tìm vùng đất mới vì lương công nhân không đủ nuôi sống.


Sông Hinh  là nơi anh chọn dừng chân, ấy là năm 1982. Cũng như bao người, vợ chồng anh theo nghề làm vàng. Hơn 10 năm ròng rã, vàng đâu chẳng thấy chỉ thấy bệnh đau, vàng vọt, anh quyết định mưu sinh bằng nghề sửa chữa máy nổ của mình. Không có nhiều đất sản xuất, nên nhìn thấy những cánh đồng mía ngút ngàn, ý tưởng làm một chiếc máy chặt mía nảy nở trong anh.


Chưa kịp hoàn thành bản thiết kế thì mía rớt giá, cho không.  Thế là ý tưởng sáng chế máy chặt mía dẹp sang một góc. Nhưng ý tưởng chế máy móc thay thế lao động chân tay cho người nông dân vẫn luôn nung nấu trong đầu anh công nhân cơ giới Nghiêm Đức Thái.

Hình ảnh những vòng dao cắt cũng bắt đầu từ đó. Cho đến cuối tháng 2/2005, khi mùa thu hoạch sắn mì bắt đầu thì anh quyết định thử chế tạo máy cắt sắn. Vợ anh không phản đối, nhưng tiền nhà khó “nhỡ thất bại” nên chị cũng chẳng mặn mà. Song anh vẫn quyết tâm.


Anh lặng lẽ vét tiền đi mua sắt cây, tôn tấm về cắt vụn, rồi tự mình hì hụi gò, hàn, rồi tháo ra, lắp vào. Suốt cả tuần lễ người lấm lem, mắt sâu hóm. Cuối cùng, thì chiếc máy cũng thành hình. Lần chạy thử, anh hí hửng với sáng chế của mình. Nhưng hỡi ôi, sắn cắt không thành lát mà nát như “tương bần”!


Lại tháo ra, lại lắp vào, lại thử … 5 tạ sắn “vay” vợ thành bột cho heo. Tưởng bỏ cuộc, nhưng lần chỉnh cuối cùng thì kết quả như mong muốn. Hôm ấy là buổi chiều ngày đầu tháng hai âm lịch”, anh Thái nhớ lại. Ngay hôm sau, khai trương máy, anh cắt đúng 40 tấn sắn! Chị Yến chủ tiệm sắt chợ huyện, kể: “Cứ thấy vài bữa, chú ấy lại mua sắt, tôn, hỏi thì chú bảo “làm máy cắt sắn mì” cũng chẳng ai để ý, thế mà...”.


Vĩ thanh


Hiện tại, anh Nghiêm Đức Thái và chiếc máy của anh không có thời gian để nghỉ, vì đang vào mùa sắn cao điểm. Mỗi ngày, máy hoạt động từ 6-8 tiếng đồng hồ (vì còn thời gian di chuyển từ ruộng này đến ruộng khác).


Trừ các chi phí dầu nhớt, công xá thu lợi từ chiếc máy khoảng trên dưới 100.000 đồng/ngày, một con số hoàn toàn khả quan đối với một gia đình nông dân. Nhiều người cho rằng tiền công 35.000đồng/giờ vẫn còn quá rẻ, nhưng với anh, dân mình còn nghèo, rẻ được tí nào hay tí ấy, miễn mình không lỗ là được!


Anh cho biết thêm: “Tôi đang mày mò nghiên cứu một công trình mới cũng nhằm phục vụ bà con nông dân là máy nhổ sắn và máy gọt vỏ sắn, tạo thành một quy trình liên hoàn giảm bớt sức lao động và chi phí, nhưng phải đợi lúc có tiền!”.  Một sự hỗ trợ kinh phí cho người nông dân sáng tạo này là thực sự cần thiết trong thời điểm hiện nay.


Trần Quới

Nguồn: http://www.tienphongonline.com.vn ngày 7/04/2005

Xem Thêm

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...