Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/11/2013 21:46 (GMT+7)

Tây "choáng" với đảo nuôi muỗi và "tiễn sĩ Dracula" của Việt Nam

Cảnh tượng nhà côn trùng học Nguyễn Thị Yên cuộn ống áo đưa tay vào thùng lưới nơi nuôi hàng trăm con muỗi và lập tức chúng lao tới hút máu điên cuồng khiến không ít người sửng sốt.

Hàng trăm con muỗi bâu kín trên cánh tay và ngón tay gầy gò của cô, chúng cắn và hút máu say sưa đến nỗi bụng phồng căng lên đỏ lóe. Nhà côn trùng học Nguyễn Thị Yên, người được mệnh danh là "Tiến sĩ Dracula"-chúa tể ma cà rồng tiết lộ, bà làm như vậy để cung cấp bữa ăn trưa cho những vật nuôi kì dị này và để chúng chuẩn bị giao phối sinh sản.

Sau 10 phút cho muỗi ăn, cánh tay bà sưng tấy lên. Đây thực chất là một công tác nghiên cứu khoa học nghiêm túc và những con muỗi này là những “kẻ hút máu rất đặc biệt”. Những vết cắn khó chịu có thể tiết lộ cách thức giảm đáng kể căn bệnh sốt xuất huyết, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới.

Những con muỗi sẽ được chăm sóc bằng chính máu của người dân

Tất cả những con muỗi vừa hút máu đã bị cấy loại vi khuẩn Wolbachia, một loại có thể ngăn chặn muỗi không mang virus sốt xuất huyết. Nếu điều này thành công thì muỗi không thể nào truyền bệnh lây lan cho người dân. Vi khuẩn Wolbachia được tìm thấy trong nhiều loại côn trùng, trong đó có ruồi giấm. Song trong tự nhiên, muỗi gồm cả loài muỗi Aedes aegypti nguy hiểm lại không chứa loại vi khuẩn này.

Nhà khoa học Scott O'Neill (Australia) từng bỏ ra suốt 20 năm để tìm cách làm sao có thể cấy loại vi khuẩn trên vào muỗi. Mãi đến năm 2008 mới có tia hi vọng khi một trong những sinh viên của ông tìm ra cách cấy vi khuẩn vào muỗi để chúng có thể đẻ ra các thế hệ muỗi tiếp theo qua sinh sản và những con này không thể truyền bệnh sang cho con người.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu của ông chỉ đặt mục tiêu vi khuẩn này sẽ rút ngắn tuổi thọ của muỗi. Nhưng sau đó họ còn phát hiện thêm điều quan trọng: muỗi mang vi khuẩn Wolbachia không chỉ chết nhanh hơn mà còn bị chặn virus gây sốt xuất huyết một phần hoặc hoàn toàn, giống như một loại vắc xin tự nhiên. “Các virus sốt xuất huyết không thể phát triển trong muỗi khi các vi khuẩn Wolbachia có trong cơ thể muỗi và như thế virus sốt xuất huyết không thể được truyền đi”, O’Neill cho biết.

Để đưa kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ra thử nghiệm thực tế, nhóm nhà khoa học của O’Neill đã đưa giống muỗi này tới các vùng ở Australia và nhất là những khu vực đặc hữu về nguy cơ sốt xuất huyết ở Đông Nam Á. Tại khu vực này có các đầm lầy khiến muỗi sinh sản thuận lợi vào mùa mưa và lây nhiễm dịch sốt cho hàng ngàn bệnh nhân bị bệnh và không ít ca tử vong, trong đó có nhiều trẻ em.

Sau đó được thu lại để phân tích

Nhóm nhà khoa học đã kết nối với nhà côn trùng học Nguyễn Thị Yên, 58 tuổi, người công tác suốt 35 năm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương Việt Nam. Cả nhóm đã lên kế hoạch kiểm tra hiệu quả của giống muỗi nhiễm Wolbachia trên đảo Trí Nguyên, một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam, vào năm 2013 và dự kiến sẽ thử nghiệm tiếp tại Indonesia vào năm tới.

Sau đấy, hàng ngàn trứng muỗi màu đen được đặt lên mảnh giấy bên trong hộp đã được di chuyển từ Hà Nội tới Nha Trang. Trứng được lưu giữ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Những con muỗi đã được ấp nở trong phòng thí nghiệm trước khi được vận chuyển bằng thuyền ra đảo. Các tình nguyện viên cho muỗi ăn phải đảm bảo không dùng thuốc kháng sinh vì nếu không những chất đó có thể tiêu diệt vi khuẩn Wolbachia.

Với vi khuẩn Wolbachia, các nhà khoa học hy vọng sẽ khắc phục được những hạn chế trong việc dùng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, Wolbachia cũng ngăn chặn các bệnh do muỗi truyền như sốt vàng da và sốt chikungunya. Trong suốt 5 tháng qua, 3.500 người dân trên đảo Trí Nguyên đã rất “hạnh phúc” khi được các nhân viên cộng đồng gửi nuôi những muỗi sơ sinh kỳ lạ này.

Với muỗi niễm Wolbachia hy vọng sẽ giảm đáng kể dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam

“Chúng tôi không giết những con muỗi. Ngược lại chúng tôi còn cho nó cắn hút máu. Các con muỗi chứa vi khuẩn Wolbachia có trong nhà thì cũng không khác gì có bác sĩ trong nhà. Chúng có thể cắn hút máu, nhưng lại có thể ngăn chặn dịch sốt xuất huyết”, một ngư dân tên Trần trên đảo Trí Nguyên vui mừng nói.

Những con muỗi này sau đó sẽ được thu thập và đưa trở lại phòng thí nghiệm để phân tích xác định xem khi mang vi khuẩn Wolbachia thì cũng có tác động như thế nào đối với cư dân bản địa. Các vi khuẩn Wolbachia trong mẫu thử nghiệm có độ kháng sốt xuất huyết cao nhất 100 phần trăm nhưng thực tế rất khó để duy trì cấp độ này.

Trong đợt thả muỗi vào tháng 9 vừa qua, với 90 phần trăm muỗi nhiễm Wolbachia nhưng khi thu về thì giảm chỉ còn khoảng 65%. Sự suy giảm tương tự cũng xảy ra ở Australia vì khi chuyển vi khuẩn Wolbachia sang vật chủ khác trong tự nhiên thì khả năng chặn dịch sốt xuất sẽ thấp hơn.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.