Tấm bằng sáng chế thiết bị đào hút bùn của người vét bùn thuê
Đến ấp Mé Láng, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, lúc này vẫn còn nghe râm ran chuyện thời sự về chiếc máy nặng 150 kg hoạt động bằng động cơ D22-D24 có tác dụng phá bờ, đào ao, vét bùn,san lấp mặt bằng, đào mương thủy lợi... với công suất đạt 25-30m3/giờ chỉ với một người điều khiển và nhiên liệu chỉ tiêu hao 20 lít dầu/180m3. Tác giả của chiếc máy đào hút bùn này là anh Trần VănDũng, người nông dân với trình độ văn hóa chỉ mới đến lớp 2.Anh Dũng nhớ lại, năm 1990 anh bỏ nghề sửa xe chuyển sang nghề đào ao, bơm bùn. Lúc đó phong trào nuôi tôm sú của huyện Duyên Hải này phát triển mạnh, vì thế nhu cầu đào ao, nạo vét bùn rất cao. Tuynhiên nghề đào thuê vất vả này cũng không giúp anh khấm khá lên được. Để đào được 4-5m3 đất, năm cha con anh phải mất một giờ đồng hồ để điều khiển máy, chiếc máy "đầu bò" DM22, trong đó 2-3 ngườicào bùn, đào đất dọn cỏ. Vất vả là thế nhưng số tiền thu được theo từng khối đất chỉ vừa đủ để gia đình anh sống tạm qua ngày.
Phải "phát minh" ra một cánh tay thép khổng lồ để có thể moi đất với số lượng nhiều nhất. Anh Dũng tâm sự với người thân về ý nghĩ đó, nhưng ai cũng can ngăn. Chỉ ông Ba là tin anh, ông đã bán chịumảnh đất cho anh đến chừng nào anh phát minh ra được cánh tay thép khổng lồ thì lúc đó hãy trả tiền cho ông. Thế là ngày 20-3-2002, trên mảnh đất diện tích 120m2, cơ sở cơ khí Thanh Liêm được dựnglên để mở mở, ráp ráp... một cái gì đó chứ không phải để hàn tiện. Ai cũng bảo anh là... hâm, nhà đã nghèo không lo làm ăn mà lại lo làm việc của người cõi trên. Và cái tên "Dũng lửa" xuất hiện từđó. Không có tiền để mua vật liệu anh phải chạy vạy khắp nơi. Những lần thí nghiệm thất bại đã biến bu-lông, bu-li, thỏi thép, thành đống thép vụn... Một lần thất bại đồng nghĩa với việc tăng thêmmột khoản nợ. Trong những ngày "khủng hoảng" đó, ý tưởng sáng chế vẫn không suy suyển trong người nông dân này. Bao nhiêu tiền của bị cái máy đó "ngốn" mất và rồi cuối cùng khi "ngốn" thêm ngón taycủa anh thì cánh tay thép khổng lồ cũng ra đời. Và cánh tay thép khổng lồ của anh đã được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bằng sáng chế độc quyền vào ngày 6-6-2003, với tên đăng ký: Thiết bị đào hútbùn.
Anh Dũng cho biết, thiết bị đào hút bùn này chỉ cần một người điều khiển. Cho dù đất cứng cỡ nào hoặc gặp phải rễ dừa hay bất kỳ rễ cây gì thì thiết bị với 34 lưỡi dao này cũng sẽ chặt được hết vàmoi được đất lên tất tần tật. Máy hoạt động nhờ vào hệ thống lưỡi dao ở trục, ngoài ra do trục ăn đất trên cao nên phần đất tơi bị đánh rơi vào "đầu bò" được hút vào một ống vải di chuyển đất đào đinơi khác cách đó hơn 120m dễ dàng, công suất đạt 25m3-30m3/giờ gấp 5 lần máy sên bùn cũ, nhưng nhiên liệu chỉ tiêu hao 2-2,5 lít dầu/giờ.
Sau gần 9 tháng thành lập, cuối năm 2002, cơ sở cơ khí Thanh Liêm mới thực sự đi vào hoạt động. Cung cấp và sửa chữa thiết bị đào hút bùn. Tính đến nay hơn 100 thiết bị đào hút bùn của anh nông dânchân đất đã tỏa đi khắp miền Tây và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ với giá thành mỗi cái là 14 triệu đồng. Giờ đã trở thành ông chủ nhưng vợ chồng anh vẫn lao động bình thường như ngày nào. Chỉ với batháng hoạt động vợ, chồng anh đã dùng máy đào được 180m3 đất, trừ chi phí thì cũng bỏ túi khoảng 54.000.000 đồng. Ngoài ra, anh còn thu được khoảng 100.000.000 đồng từ 5 chiếc máy mà anh đã khoán chothanh niên trong xóm. UBND tỉnh Trà Vinh đã tặng cho cơ sở cơ khí Thanh Liêm một trạm biến thế ba pha để phục vụ nhu cầu sản xuất đồng thời cơ sở của anh cũng được hưởng những chính sách ưu đãi khác,anh Trần Văn Dũng đã được cử đi tham dự Hội nghị Cá nhân tiêu biểu năm 2002.
Nguồn: Thanh Thuý (Báo Gia đình - Xã hội), www.nhandan.org.vn ngày 14-07-2003