Tác hại của khói thuốc lá thụ động
Khói thuốc lá, thuốc lào đãđượcphân loại là chất ung thư bảng A. Khói thuốc chứa hơn 4.000 loại hoá chất, trong đó có hơn 200 loại độc hại và có ít nhất 69 loại gây ung thư. Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ đã xếp khói thuốc lá vào nhóm A trong bảng danh sách các chất gây ung thư. Khói thuốc lá có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy được nữa. Điều đáng nói là không có ngưỡng an toàn cho việc phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Khói thuốc thụ động là mối nguy cơ sức khoẻ cho tất cả nhữrìg người tiếp xúc, dù chỉ trong một thời gian ngắn và thậm chí cho cả những người bước vào phòngtrước đó vừa có ngườihút thuốc. Khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh timmạch đột qụy, các bệnh đường hô hấp, thư phổi và nhièubệnh khác ở người hút thuốcthụ động. Trong đó, trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng đặc biệt nhạy càm vớikhóithuốc. Khói thuốc có thểgâyra hội chứng đột từ ở trẻ sơsinh,các bệnh đường hô hấp, bệnh viêm tai giữa, hen, chậm phát triển các chức năng phổiởtrẻ em. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường xuyên hít phải Khói thuốc thụ động có thể bị sảy thai, làm thai nhi chậm phát triển hoặc sinh non.
Đã có rất nhiều những bằng chứng về tác hại của khói thuốc thụ động đối với sức khoẻ. Điển hình như báo cáo năm 2002 cùa Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO kết luận rằng khói thuốc thụ động gây ung thư phổi, bệnh tim và các bệnh khác; nghiên cứu của tạp chí New England Journal of Medicine 1993 đã khẳng định rằng trẻ em bị bệnh hen thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động bị cơn hen nhiều hơn 70% so với trẻ bị hen nhưng không tiếp xúc hoặc tiếp xúc ít với khói thuốc thụ động; Nhóm nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Cộng đồng Hà Nội và HeathBridge tiến hành đã khẳng định trẻ em dưới 6 tuổi trong gia đình có người hút thuốc mắc các bệnh về đường hô hấp nhièu hơn 40% so với trẻ em sống trong các gia đinh không có người hút thuốc...
Khói thuốc thụ động độc hại là thế, vậy mà hàng ngày, hànggiờ, hàng phút qua đi, rất nhiều người trên thế giớ và Việt Nam văn phải hít phải khói thuốc của người khác. Theo các nghiên cứu trên thế giới, khoảng 700 triệu trẻ em (1/2 số trẻ em trên thế giới) thường xuyên hít phải khól thuốc thụ động. Đặc biệt, mỗi năm khoảng 50 triệu phụ nữ mang thai trên thế giới bị phơi nhiễm khói thuốc thụ động trong thời gian mang thai. Tại Mỹ, khói thuốc thụ động gây ra 3.400 ca tử vong vì ung thư phổi và 23.000 - 70.000 ca tử vong về bệnh tim mỗi năm. Khói thuốc thụ động cũng là nguyên nhân gây ra 430 ca đột tửởtrẻ sơ sinh, 24.500 trẻ sơ sinh nhẹ cân, 71.900 ca đẻ non, 200.000 trường hợp hen suyễn và 790.000 ca khám bệnh vì viêm tai giữa.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu khẳng định rằng cứ 3 trong 5 trẻ em tuổi 13-15 có tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và 2/3 phụ nữ cho biết họ thường xuyên hít phải khói thuốc. Điều tra về thực trạng tiếp xúc bị động với khói thuốc lá và ảnh hưởng của nó đến tình trạng sức khoẻ của nhân dân tại hai phường nội thành Hà Nội của Đào Ngọc Phong và cộng sự cũng khẳng định rằng, khoảng một nửa người dân thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động. Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng phải tiếp xúc thụ động nhiều với khối thuốc (55-56%)...
Không những thế, tổn thất kinh tế do phơi nhiễm khói thuốc thụ động còn đem lại những tổn thất kinh tế đối với cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội nói chung. Tổn thất kinh tế này bao gồm những chi phí y tế chữa trị các bệnh do hút thuốc lá bị động gây ra; tổn thất năng suất lao động do ốm và tử vong; chi phí vệ sinh bảo dưỡng đồ đạc... Tại Hồng Kông, mỗi năm chi phí y tế trực tiếp, điều trị và thất thoát năng suất lao động do phơi nhiễm khói thuốc thụ động gây ra ước tính vào khoảng 156 triệu đô la Mỹ; Hội Thống kê Mỹ ước tính mỗi năm phơi nhiễm khói thuốc thụ động tiêu tốn hơn 5 tỷ đô la Mỹ chi phí y tế trực tiếp và hơn 5 tỷ đô la Mỹ chi phí gián tiếp...
Thuốc lá thụ động đem lại rất nhiều những tác hại như vậy nhưng các biện pháp phòng chống khói thuốc thụ động lại không đạt được các kết quả như mong muốn. Theo WHO, các biện pháp như sử dụng hệ thống thông khí, phân chia khu vực giành riêng cho người hút thuốcởmôi trường khép kín trong nhà đã được chứng minh là không có hiệu quả để bảo vệ con người khỏi việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động...
Trước tác hại của khói thuốc thụ động, TS. Margaret Chan, Giám đốc WHO đã kêu gọi tất cả các các quốc gia chưa có biện pháp phòng chống khói thuốc thụ động thực hiện cấm hút thuốcởtất cả các khu vực công cộng và nơi làm việc trong nhà để bảo vệ sức khoẻ mọi người dân.
Tại Việt Nam, để hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, thiết nghĩ, trong nội dung của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá cần có quy định về cấm hút thuốc lá hoàn toàn tại nơi làm việc, nơi công cộng trong nhà và trên các phương tiện giao thông công cộng.