Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/06/2006 00:26 (GMT+7)

Suốt đời trải mình cùng đất nước

Như là định mệnh, năm 1955 chàng sinh viên Phạm Văn Quang quyết định thôi học khoa Văn Trường Đại học Tổng Hợp sang học ngành địa chất. Đây là khoá học đầu tiên, đào tạo kỹ sư địa chất ở nước ta do các chuyên gia Liên Xô giảng dạy. Vừa học vừa đi thực tế, bao điều bí ẩn dưới lòng đất cuốn hút Quang lao vào học tập, nghiên cứu. Năm sau, trường Bách Khoa mở khoá đầu tiên, Quang là thế hệ sinh viên khoa địa chất khoá 1 của trường. Ra trường, nghiệp địa chất “người đi bộ hàng trăm dặm” khắp thâm sơn cùng cốc đã hướng Phạm Quang đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc-địa chất. Trong câu chuyện của mình, TS Quang đưa tôi đến nhiều miền đất tươi đẹp của Việt Nam và thế giới, nơi ông đã từng sống, làm việc và để lại dấu ấn của mình bằng hàng loạt những bản đồ, công trình về địa chất. Từ những tấm bản đồ địa chất, cấu trúc-địa chất, kiến tạo…, anh kỹ sư địa chất chỉ ra chỗ nào có nước, có quặng, mỏ than. Thường là chỉ đâu trúng đấy. Cá biệt có trường hợp phải hơn 30 năm sau sự thật mới được công nhận. Đó là vào năm 1969 ở bể than Đông bắc Bắc bộ, người ta đánh giá trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn, riêng ông bảo là 15 tỷ tấn. Nhiều người lắc đầu cho ông là nói phét, viển vông. Tại hội nghị ngành than năm 1998, ngành than đã xác nhận sự “bốc phét” của ông là đúng. Đúng là chân lý chưa hẳn đã thuộc về số đông.

Còn nhớ lần ông được mời sang Lào vẽ bản đồ địa chất vùng Nậm Thơm, dựa vào đó để nước bạn xây nhà máy thuỷ điện Nậm Thơm. Chuyên gia nước ngoài đưa cho ông một tập ảnh viễn thám và tài liệu vùng Nậm Thơm, hẹn trong ba ngày rồi cho biết ý kiến. Do nắm chắc địa hình vùng này, chỉ đọc lướt qua một giờ, ông đã chỉ ra những điểm sai trong tài liệu. Anh chuyên gia nước ngoài phục sát đất. Một tháng sau, bản đồ được hoàn thành trong sự ngạc nhiên và thán phục của bè bạn nước ngoài.

Có lẽ trong cuộc đời tôi chưa thấy ai có nhiều bản đồ và các bức ảnh về địa chất như TS Quang. Chúng có khắp nơi trong nhà: được treo trên tường, xếp chồng trong tủ, trên nóc tủ, trong hòm và la liệt trên bàn … Nói đến vùng đất nào, ông lại bảo: “cậu chờ tớ nhé, nói có sách mách có chứng” rồi tìm ngay bản đồ vùng đó ra để trên bàn. Lúc này tôi mới có dịp quan sát kỹ ông, một nhà khoa học có đôi mắt sáng quắc, râu tóc bạc phơ, vầng trán cao chứa đựng một trí nhớ tuyệt vời. Hàng trăm bản đồ, ảnh chụp địa chất của Việt Nam và thế giới để chỗ nào trong nhà ông đều nhớ như in, khiến khách cũng phải ngạc nhiên. 48 năm cống hiến cho ngành địa chất, TS Quang thiết kế được 75 bản đồ các loại có tỷ lệ khác nhau (có 7 bản đồ vẽ lãnh thổ nước ngoài) và hàng chục các công trình khoa học, các đầu sách phát hành trong nước và nước ngoài. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá cho ngành địa chất và cho sự phát triển của đất nước.

Nay tuổi cao, sức đã yếu đi nhiều, song dòng máu đam mê với ngành địa chất như thấm vào con người ông, thôi thúc ông làm việc. Từ khi nghỉ hưu đến nay (1996) TS Quang đã trình lên Chính phủ hàng loạt các dự án lớn có tầm chiến lược quốc gia. Đó là: Giải pháp trị thuỷ sông Mê Kông; Giải pháp trị thuỷ sông Hồng và sông Mã, cũng là giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các nhà máy thuỷ điện trên sông Đà; Giải pháp cải tạo lãnh thổ vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh; Giải pháp trị thuỷ sông Cả…mà toàn là bỏ tiền túi ra làm cả. Đáng trân trọng biết bao! Nhiều ý kiến được áp dụng vào thực tế đem lại kết quả tốt, song cũng có dự án đang được Nhà máy nghiên cứu, xem xét vì tính vĩ mô của nó. Đơn cử như dự án giải pháp trị thuỷ sông Mê Kông là đào một con sông nhân tạo nối thượng nguồn sông Xê Bang Hiêng (Hạ Lào) với thượng lưu sông Quảng Trị. Đồng thời hạ thấp lòng sông Xê Bang Hiêng ở phía thượng nguồn thì một khối lượng nước lớn từ sông Mê Kông chảy vào sông Quảng Trị, ra biển Đông ở Cửa Việt, có thể giảm khoảng 1/3 lượng nước lũ ở đồng Bằng sông Cửu Long. Dự án này gây xôn xao dư luận, các nhà khoa học bao phen hội thảo, đánh giá mà vẫn chưa ngã ngũ. Còn ông vẫn vững tin một ngày nào đó dự án sẽ được Nhà nước công nhận và áp dụng vào thực tế.

Nguồn: Xưa và Nay số 3, tháng 10 năm 2003.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.