Sinh viên làm ra bạc tỉ
"Nghiên cứu và chọn lọc các nguồn kaolinite trong nước để tổng hợp các vật liệu có chứa zeolite, đồng thời xây dựng quy trình công nghệ nhằm bảo vệ môi trường thủy sản ở Việt Nam" - là tên gọi đề tàiđầu tay của hai sinh viên Nguyễn Khánh ánh Hồng và Phạm Minh Hảo (lớp Hóa - Dầu, khoa Công nghệ hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội).Nguyễn Khánh Ánh Hồng nói về công trình của mình: "Khi học về zeolite, mình được biết một trong những tính năng của nó là khả năng hấp phụ chọn lọc những chất độc trong môi trường nước có thể ứngdụng trong công nghiệp, nhất là xử lý ô nhiễm nước và bảo vệ môi trường. Mình nghĩ: còn chờ gì nữa, phải bắt tay vào thực hiện thôi !".
Hồng đem ý tưởng này kể với cậu bạn Phạm Minh Hảo, lập tức nhận được sự hưởng ứng ngay bởi: "Quê mình ở vùng biển Quảng Bình, nơi phong trào nuôi tôm công nghiệp bắt đầu phát triển. Mình muốn làmviệc gì đấy giúp quê hương".
Qua tìm hiểu thông tin trên báo đài, Hồng và Hảo nhận thấy: tôm là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm lại đang đứng trước thách thức lớn vì nhiều nơi ngườidân thiếu ý thức về quản lý môi trường, xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt.
Khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng này thì gặp không ít khó khăn. Hồng kể: "Trên thư viện trường toàn là sách Nga đã quá cũ. Còn những tài liệu về zeolite bọn mình có trong tay lại toàn bằng tiếng Anh- tiếng Pháp. Đem ra các trung tâm dịch thuật, họ dịch sai bét vì không hiểu thuật ngữ chuyên ngành. Cuối cùng, bọn mình tự mày mò, vừa học vừa dịch. Mình dịch phần tiếng Pháp, Hảo dịch tiếngAnh".
Nếu phần đọc tài liệu chỉ là vấn đề thời gian, thì khi làm việc trong phòng thí nghiệm lại đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo. Hảo nói: "Để chuyển hoá thành công đất sét cao lanh thành zeoliteA, có khi mất cả tuần trong phòng thí nghiệm, thức trắng đêm canh mẫu. Những ống thí nghiệm mỏng manh rất dễ vỡ, chỉ cần cầm, lắc, pha chế không khéo là thành... công cốc".
Mấy tháng trời miệt mài bên ống nghiệm đã cho kết quả trên cả sự mong đợi. Khoáng sản cao lanh tự nhiên rẻ tiền ở Việt Nam, với trữ lượng hàng triệu tấn nằm rải rác khắp cả nước sẽ được đưa vào khaithác và sử dụng có hiệu quả.
Bên cạnh việc "phát hiện" ra zeolite A, hai bạn trẻ còn thiết lập các dây chuyền công nghệ sản xuất zeolite với quy mô công nghiệp. Hảo cho biết: "Zeolite của tụi mình không chỉ có tác dụng làm sạchmôi trường, mà còn cân bằng và ổn định độ pH giúp tôm phát triển tốt. Sau khi thử nghiệm thành công tại quê mình, cả hai đã đề xuất và phối hợp triển khai xây dựng nhà máy đầu tiên chế tạo vật liệuchứa zeolite A phục vụ nuôi trồng thủy sản với công suất 3.000 tấn/năm - trên cơ sở nguyên liệu tự nhiên và thiết bị chế tạo trong nước".
Hồng còn tiết lộ: "Giá thành zeolite "made in Bách Khoa" chỉ bằng phân nửa giá ngoại nhập song chất lượng không thua kém gì nước ngoài, nếu không muốn nói là hơn hẳn. Các sản phẩm nước ngoài chủ yếulấy từ nguyên liệu tự nhiên, còn sản phẩm của bọn mình đã được chọn lọc, phối trộn với các phụ gia".
Sau khi đoạt giải Nhất Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC 2003, Hồng và Hảo được Công ty cổ phần Hóa chất và cao su COVESCO (Tổng công ty Xây dựng miền Trung) tìm đến liên hệ và đề nghị chuyểngiao công nghệ với giá 1,5 tỉ đồng. Đến nay, nhà máy đầu tiên của Việt Nam sản xuất zeolite A (đặt tại khu công nghiệp Quảng Bình) đã đi vào hoạt động. Sản phẩm được người nuôi trồng thủy sản đánhgiá rất cao.
Không dừng lại ở đó, cả hai đang tập trung vào làm luận văn tốt nghiệp mở rộng phạm vi nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm zeolite đón đầu phục vụ ngành công nghiệp lọc hóa dầu. Kế hoạch xa hơn nữa làsản xuất chất tẩy rửa, chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường.
"Tất cả sự thành công đều bắt đầu từ lòng đam mê, nhiệt huyết" - đó là bí quyết giúp hai bạn trẻ này thành công.
Nguồn: Thu Hằng, Báo Thanh Niên 4/5/2004